vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều phiếu đề xuất chất vấn tiếp bộ trưởng Bộ GD-ĐT về giá sách giáo khoa

2022-05-30 18:42
Nhiều phiếu đề xuất chất vấn tiếp bộ trưởng Bộ GD-ĐT về giá sách giáo khoa - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Ảnh: QUANG PHÚC

Chiều 30-5, trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục) cho biết bà đã ghi phiếu đề xuất chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn tại kỳ họp thứ 3 về vấn đề sách giáo khoa mới, trong đó có tăng giá sách và việc thực hiện nội dung chương trình theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Bà nói bản thân tin rằng không chỉ cá nhân mà nhiều đại biểu Quốc hội cũng muốn chất vấn bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về vấn đề này vì đây là vấn đề đang được dư luận, cử tri rất quan tâm.

Thời điểm diễn ra kỳ họp Quốc hội thứ 3 cũng trùng với thời gian năm học cũ kết thúc, học sinh sẽ có mùa hè để chuẩn bị cho năm học mới. Do đó, mọi sự điều chỉnh nếu có của Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ rất hợp lý để năm học mới bớt được những điều nhân dân chưa yên tâm.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) cho hay ông cũng đã ghi phiếu đề xuất chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại kỳ họp thứ 3 về vấn đề tăng giá sách giáo khoa, dù trước đó bộ trưởng đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2.

Lý do được ông Hòa đưa ra là do đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Tuy nhiên, ông nói đây mới là đề xuất của các đại biểu, còn việc lựa chọn các nhóm vấn đề để chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp sẽ do Quốc hội quyết định.

Có tình trạng "lạm dụng sách giáo khoa"

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng đánh giá lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi họp tổ cho rằng việc tăng giá sách giáo khoa mới là do "khổ to, giấy đẹp" cũng có phần hợp lý khi gần đây giá một số loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cho in ấn sách giáo khoa đều tăng và thực tế, các sách mới đều in ấn đẹp, chất liệu giấy tốt, khổ to hơn.

Tuy nhiên, bà Nga nhấn mạnh việc giá sách giáo khoa mới tăng trong thời điểm hiện nay có phần bất hợp lý khi đây là mặt hàng đặc biệt, tác động tới đối tượng rất rộng rãi trong đời sống xã hội.

"Là mặt hàng đặc biệt nhưng lại đơn phương tăng giá sách trong lúc số lượng người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thời gian qua rất nhiều rõ ràng sẽ tạo thêm gánh nặng cho các gia đình.

Cùng với đó, sách giáo khoa có cần thiết phải in thật đẹp, khổ to, giấy quá tốt khi một số cuốn sách có cả phần bài tập cho phép học sinh ghi lời giải, đáp án vào và chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ... Đương nhiên có người sẽ nói 'áo đẹp tốt hơn' nhưng phải nhìn vào thực tế, điều kiện, hoàn cảnh hiện tại để quyết định", đại biểu Nga nêu vấn đề và đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cần lắng nghe cử tri, dư luận để có biện pháp điều chỉnh phù hợp, hỗ trợ giá sách.

Về một số ý kiến đề nghị cần đưa sách giáo khoa vào mặt hàng bình ổn giá, đại biểu Nga nói cần phải xem xét kỹ và không dễ thực hiện. 

Theo bà, trước đây chỉ có một bộ sách thống nhất trong toàn quốc do Bộ Giáo dục và đào tạo biên soạn nên bình ổn là đúng. Còn hiện nay có nhiều bộ sách giáo khoa và đơn vị, nhóm tác giả được Bộ Giáo dục và đào tạo thẩm định, lựa chọn được giới thiệu cho các nhà trường lựa chọn. Vì vậy đang có sự cạnh tranh giữa các nhà xuất bản, nhóm biên soạn nên rất khó đưa vào bình ổn giá.

Một vấn đề khác cũng được đại biểu đề cập là qua giám sát tại địa phương đang có tình trạng "lạm dụng sách giáo khoa" khi số lượng sách giáo khoa của học sinh quá nhiều, có những bộ môn như giáo dục kỹ năng sống không cần nhưng vẫn có sách giáo khoa.

"Việc học sinh đến trường 'cõng' theo lượng sách giáo khoa khổng lồ trên lưng mới là sự lãng phí lớn. Do đó, cùng với quản lý giá sách giáo khoa cho phù hợp thì phải tinh gọn sách giáo khoa cũng như khuyến khích sách số, sự tự học, tìm kiếm tài liệu khác nhau của học sinh", đại biểu Nga đề nghị.

Đại biểu Quốc hội: Giá sách giáo khoa đắt hơn vì giấy tốt, khổ to là đúng nhưng liệu có cần thiết?Đại biểu Quốc hội: Giá sách giáo khoa đắt hơn vì giấy tốt, khổ to là đúng nhưng liệu có cần thiết?

TTO - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Phan Viết Lượng cho rằng sách giáo khoa là sản phẩm thiết yếu nên cần định giá cho phù hợp và không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá lên được.

Xem thêm: mth.38641146103502202-aohk-oaig-hcas-aig-ev-td-dg-gnourt-ob-peit-nav-tahc-taux-ed-ueihp-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều phiếu đề xuất chất vấn tiếp bộ trưởng Bộ GD-ĐT về giá sách giáo khoa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools