Như tin đã đưa, mới đây, uy tín của thương hiệu xa xỉ Louis Vuitton đã bị ảnh hưởng sau khi vướng phải cáo buộc bán túi fake cho khách hàng ở Trung Quốc. Cụ thể, một tài liệu được tiết lộ trực tuyến cho biết đầu năm nay, tòa án địa phương tại Phù Dung (tỉnh Hồ Nam) đã yêu cầu Louis Vuitton bồi thường cho khách hàng.
Vị khách này mua một chiếc túi Vaugirard cùng một phụ kiện nhỏ vào tháng 9 năm ngoái với giá 22.350 nhân dân tệ (tương đương 3.350 USD) tại cửa hàng nằm ở trung tâm mua sắm Changsha IFS. Sau đó, chiếc túi được một bên thứ ba xác nhận là hàng fake.
Ngoài việc trả lại số tiền mà khách hàng đã trả cho sản phẩm, Louis Vuitton còn bị tòa án yêu cầu bồi thường số tiền 10.050 USD – gấp ba lần giá trị của chiếc túi. Sau phán quyết, đại diện trung tâm mua sắm Changsha IFS cho biết họ sẽ thành lập đội điều tra để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trả lời về tình huống nghe có vẻ "hoang đường" này, Zhou Ting – một chuyên gia về hàng xa xỉ và là Viện trưởng viện nghiên cứu VIP nói rằng mọi chuyện đều có thể. Tất cả các cửa hàng Louis Vuitton đều được do chính phủ trực tiếp giám sát và chắc chắn không thể nào có hàng giả.
Tuy nhiên, trên thực tế, sẽ có rất nhiều tình huống mà hàng giả có thể được đưa trái phép vào trong cửa hàng. Phổ biến nhất là trường hợp nhân viên tráo hàng hàng. Sản phẩm thật sẽ được mang đi bởi nhân viên và tráo hàng giả vào để bán cho khách hàng. "Tình huống này vốn không mới lạ đối với không chỉ Louis Vuitton mà chung cả những thương hiệu xa xỉ".
Zhou Ting nói rằng việc nhân viên trong các cửa hàng xa xỉ "chôm" sản phẩm thật trong cửa hàng vốn đã xảy ra trước đây.
Vào tháng 9/2021, một cửa hàng của thương hiệu Gucci ở quận Ing’an, Thượng Hải đã báo cáo cảnh sát về vụ việc trong quá trình kiểm tra kho của công ty trong cửa hàng, người ta đã phát hiện ra rằng nhiều loại túi khác nhau trong kho được xác định là hàng giả, và người ta nghi ngờ rằng chúng đã được đánh tráo.
Theo điều tra của cảnh sát, nhân viên tên Jin – người đã nghỉ việc vào thời điểm đó đã mua những chiếc túi giả với giá rẻ mạt của thương hiệu này trên mạng nhiều lần trong quá trình làm việc.
Hóa ra, Jin đã rao bán những túi mới của thương hiệu trên các website bán hàng qua sử dụng. Sau khi thỏa thuận với khách hàng, anh này đã mua cùng một chiếc túi giả trên mạng và đổi lấy túi thật trong cửa hàng, sau đó bán với giá rẻ hơn. Giá trong cửa hàng có thể từ khoảng 3.000 – 5.000 NDT.
Jin đã sử dụng cách tương tự nhiều lần để bán 5 chiếc túi và thu về lợi nhuận bất hợp pháp tới 57.000 NDT.
Sau đó, khi Jin phát hiện ra rằng công ty sẽ kiểm hàng ở kho và có thể phát hiện ra vụ việc, anh ta đã lập tức xin nghỉ việc.
Ngoài việc bị đánh tráo hàng giả, hàng thật bởi nhân viên, Zhou Ting tin rằng còn nhiều tình huống khác có thể dẫn tới việc này.
Đầu tiên, một nhóm nhân viên cùng nhau bán hàng giả sau lưng thương hiệu. Họ giấu thương hiệu và bán các sản phẩm giả cho khách hàng. Hiện tượng này từng xảy ra tại Hermès Trung Quốc.
Thứ hai là bản thân các thương hiệu bán hàng kém chất lượng. Zhou Ting nói rằng vì bùng nổ doanh số, các thương hiệu xa xỉ nỗ lực tìm nhà cung cấp khi mà nguồn cung đang hiếm. Nguồn cung thiếu hụt, nhiều món hàng fake có chất lượng tốt hơn hàng thật... khiến tình trạng đồ giả xuất hiện tại cửa hàng.
Tình huống thứ 3 là đại lý bán hàng giả với số lượng lớn. "Một sản phẩm chuẩn là
Nguồn: Tellerreport
http://tintuc.vdong.vn/05/1370182.htmPhương Linh
Theo Nhịp Sống Kinh Tế