Hang Sơn Đoòng ở Việt Nam có niên đại từ thế Pliocen hoặc Miocen muộn, tức khoảng 2 - 5 triệu năm trước. Hệ thống hang Sơn Đoòng dài 5km đường chim bay, trần có chỗ cao 200m, khiến nó trở thành hang động lớn nhất từng được phát hiện trên Trái đất cho đến nay.
Theo trang IFLScience, trên thực tế Sơn Đoòng lớn hơn khoảng 5 lần so với hang Deer của Malaysia vốn giữ danh hiệu “hang động lớn nhất thế giới” trước đó.
Lối vào hang được người đàn ông địa phương tên Hồ Khanh phát hiện lần đầu tiên vào năm 1991 và không thể tìm thấy lại trong 18 năm sau đó.
Cuối cùng, năm 2009, một nhóm nhà khoa học từ Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh đã phát hiện ra hang.
Hang nằm trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - nơi tự hào có hơn 150 hang động đá vôi và nhiều hang động chưa được khám phá. Hầu hết các hệ thống hang động của vườn quốc gia được kết nối với nhau, với chiều dài 200km.
Các nhà khoa học Anh đo được theo các lối đi ngoằn ngoèo của Sơn Đoòng có thể tích 38,4 triệu mét khối, dài 9km và rộng 198m. Trên thực tế, hang đủ rộng để một chiếc Boeing 747 có thể bay thẳng.
Mặc dù bị che phủ bởi tán lá rừng, nhưng ngay cả lối vào hang động cũng có chiều cao ấn tượng: 50m.
Bên trong hang có một dòng sông chảy xiết qua hàng trăm nghìn năm. Trong mùa mưa, dòng sông này làm ngập lụt một hệ thống rộng lớn, khiến nó không thể tiếp cận được. Hang động cũng là nơi có một số thạch nhũ ấn tượng, trong đó có cái lớn nhất thế giới cao 70m và được gọi là “Bàn tay của chó”.
Thêm vào bầu không khí như thế giới khác của hang động, hai hố sụt lớn đã mở ra các cửa sổ trên mái hang dọc theo các lối đi tối đen như mực, cho phép khu rừng bên trên lan xuống sâu trong hang động.
Hố sụt nhỏ được gọi là "Coi chừng khủng long", đã hình thành trong 500.000 năm qua do nền rừng trở nên quá rậm rạp và sụp đổ.
Hố sụt lớn hơn, còn gọi là "Khu vườn của Edam", trải dài 163m và có tầng rừng dày hơn nhiều. Cây cối trong hố này cao tới hơn 30m và thường có thể khiến những người khám phá hang động bị lạc và mất phương hướng giữa những bụi cây rậm rạp.
Chim, khỉ và rắn đều được tìm thấy bên trong những hố sụt này. Nhiều loài ở đây có tên trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Quốc tế bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (IUCN). Ngoài ra còn có một số loài chưa được khám phá.
Mới khám phá được 30% Sơn Đoòng?
Toàn bộ vẻ đẹp rực rỡ của Sơn Đoòng đã được tạp chí National Geographic lập bản đồ vào năm 2010. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng chúng ta mới chỉ khám phá được 30% toàn bộ hệ thống hang động.
Các chuyên gia vẫn đang cố gắng xác định nguồn nước trong cùng chảy ra từ đâu. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Sơn Đoòng kết nối với một hang động thậm chí còn lớn hơn, chưa được khám phá.
TTO - Dù đang giữ vị trí hang động lớn nhất thế giới, kích thước thật sự của hang Sơn Đoòng có thể phải bổ sung thêm 1,6 triệu m3 nữa nhờ con sông ngầm nối với hang Thung vừa được phát hiện.
Xem thêm: mth.44510838103403202-man-teiv-gnood-nos-gnah-gnort-ig-yaht-et-couq-coh-aohk-ahn-cac/nv.ertiout