vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM sẽ không để bệnh viện 'đứt mạch' khám chữa bệnh

2023-05-02 07:10

Hiện nay, TP.HCM là địa phương có số lượng người khám chữa bệnh cao nhất nước với khoảng 37 triệu lượt vào năm 2022. Sau cao điểm đại dịch Covid-19, TP.HCM rơi vào tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế (TTBYT), tuy nhiên Nghị định 07/2023 (NĐ07) và Nghị quyết 30/2023 (NQ30) của Chính phủ ra đời đã kịp thời giải quyết những khó khăn mà ngành y tế thành phố gặp phải.

TP.HCM sẽ không để bệnh viện 'đứt mạch' khám chữa bệnh  - Ảnh 1.

TP.HCM là địa phương có số lượng người khám chữa bệnh cao nhất nước

DUY TÍNH

* Để có kết quả bước đầu, ngành y tế TP.HCM đã triển khai những gì trong 2 tháng thực hiện NĐ07 và NQ30, thưa ông?

- Ngay khi có NĐ07 và NQ30, với sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt của Chính phủ, bộ ngành, UBND TP.HCM, ngành y tế TP.HCM đã khẩn trương thực hiện các chỉ đạo và hạ quyết tâm không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, TTBYT (bao gồm cả vật tư y tế) trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Cụ thể, ngày 6.3, Sở Y tế đã khẩn trương triển khai hai văn bản trên đến tất cả các đơn vị trực thuộc. Ngày 10.3, chúng tôi đã tổ chức cho các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp cung cấp TTBYT tham gia buổi triển khai của Bộ Y tế. Ngoài ra, Sở Y tế đã tổ chức họp để nghe các đơn vị báo cáo thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện hai văn bản trên cũng như có hướng dẫn ngay cho các bệnh viện (BV) trong việc mua sắm để các BV luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, TTBYT cho công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Sở Y tế cũng nghe từng chuyên ngành báo cáo về mua sắm TTBYT (chấn thương chỉnh hình, can thiệp tim mạch, nhãn khoa…). Qua đó, hầu hết các đơn vị đều đánh giá quy định của NĐ07 và NQ30 đã tháo gỡ được điểm nghẽn trong công tác mua sắm TTBYT phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục bám sát tình hình cung ứng thuốc, TTBYT của các BV nhằm nắm bắt kịp thời các tình huống phát sinh trong mua sắm

Sở Y tế đã đề nghị các BV có đánh giá tình hình về các gói thầu mua sắm trước cũng như sau khi Chính phủ ban hành NQ30 và NĐ07 từ ngày 3.3 đến nay. Theo đó, có 120 gói thầu thuốc đã và đang thực hiện, giá trị mặt hàng đã trúng thầu là 222 tỉ đồng, TTBYT có 170 gói thầu đã và đang thực hiện, giá trị mặt hàng đã trúng thầu là 152 tỉ đồng.

* Dù đã giải quyết được khó khăn trước mắt, nhưng nhiều BV cũng cho rằng vẫn có những vấn đề NĐ07 và NQ30 chưa tháo gỡ được, ông có thấy như vậy?

- Có 2 vấn đề còn khó khăn. Thứ nhất, việc xác định giá các gói thầu mua sắm phụ kiện, linh kiện thay thế cho TTBYT và các gói thầu phi tư vấn như bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT không được áp dụng theo mục 3 của NQ30.

Thứ hai, NQ30 của Chính phủ đã ban hành nhưng các bộ liên quan (Bộ Y tế, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính) chưa có văn bản hướng dẫn nên khi thực hiện các đơn vị còn tâm lý lo lắng, lúng túng. Các quy định trong NQ30 chỉ xử lý trong ngắn hạn như vấn đề máy do nhà thầu cung cấp sau khi trúng thầu vật tư, hóa chất, thí điểm xác định giá gói thầu trong năm 2023.

* Vậy Sở Y tế có kiến nghị gì với Bộ Y tế, Chính phủ và Quốc hội liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, TTBYT?

- Chúng tôi kiến nghị Quốc hội sớm ban hành luật Đấu thầu mới, trong đó có quy định riêng trong lĩnh vực y tế (theo hướng các quy định nhằm mục tiêu mua được hàng hóa có chất lượng với giá cả hợp lý và kịp thời cho công tác khám chữa bệnh thay cho mục tiêu mua được hàng hóa giá rẻ nhất). Mở rộng phương thức đàm phán giá không chỉ cho thuốc mà còn cho cả vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm.


TP.HCM sẽ không để bệnh viện 'đứt mạch' khám chữa bệnh  - Ảnh 3.

Sau khi Chính phủ ban hành NQ30 và NĐ07, từ ngày 3.3 đến nay có 120 gói thầu thuốc đã và đang thực hiện, giá trị mặt hàng đã trúng thầu là 222 tỉ đồng, TTBYT có 170 gói thầu đã và đang thực hiện, giá trị mặt hàng đã trúng thầu là 152 tỉ đồng.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM


Các bộ, ngành sớm có văn bản hướng dẫn các nội dung thực hiện NQ30 của Chính phủ về việc tiếp tục các giải pháp bảo đảm thuốc, TTBYT. Sớm có hướng dẫn cho ngành y tế thực hiện xác định giá gói thầu dịch vụ phi tư vấn (sửa chữa, bảo trì, bảo hành) hoặc mua sắm linh liện, phụ kiện thay thế cho TTBYT.

Bộ Y tế có giải pháp cấp số đăng ký kịp thời đối với thuốc, TTBYT hết hạn số đăng ký. Gia hạn kịp thời giấy phép nhập khẩu đối với TTBYT nhằm có đủ nguồn cung ứng trên thị trường, tạo thuận lợi cho công tác đấu thầu mua sắm phục vụ bệnh nhân.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng kiến nghị điều chỉnh lại thời gian tham khảo giá trúng thầu của gói thầu mua sắm TTBYT tương tự trong quy định về xây dựng giá gói thầu mua sắm TTBYT tại điểm b, mục 3, NQ30 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, TTBYT: các gói thầu có kết quả trúng thầu không quá 12 tháng.

Xem thêm: mth.375428020205032581-hneb-auhc-mahk-hcam-tud-neiv-hneb-ed-gnohk-es-mchpt/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM sẽ không để bệnh viện 'đứt mạch' khám chữa bệnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools