Thông tin trên được Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cung cấp trên Đài truyền hình BFMTV (Pháp) hôm nay 2-5. Ông cho biết thêm 406 cảnh sát đã bị thương trong các cuộc đụng độ với người biểu tình.
Nhật báo Le Figaro (Pháp) tường thuật các cuộc biểu tình bắt đầu vào sáng sớm 1-5 tại các thành phố Nantes, Lyon, Marseille và Strasbourg. Một cuộc biểu tình lớn diễn ra vào chiều cùng ngày ở thủ đô Paris.
Trong đó, tình trạng căng thẳng gia tăng giữa cảnh sát và người biểu tình ở Paris. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để đối phó với người biểu tình.
Trong các cuộc đụng độ, cửa sổ của một số cửa hàng đã bị đập vỡ, trong khi cơ sở hạ tầng trên đường phố bị phá hoại và các thùng rác bị đốt cháy.
Ngày 2-5, các công đoàn Pháp công bố kế hoạch tổ chức các cuộc biểu tình tiếp theo trên khắp nước Pháp vào ngày 6-6 để phản đối cải cách hưu trí.
Những tuần qua, làn sóng biểu tình và đụng độ liên quan đến cải cách hưu trí đã trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ thời điểm xảy ra phong trào "Áo vàng" bốn năm trước.
Kể từ khi ông Macron thúc đẩy thông qua kế hoạch tăng tuổi hưu từ 62 lên 64 ở Pháp, sự thất vọng của công chúng ngày càng tăng. Tuy nhiên, ông Macron lên tiếng bảo vệ kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu và đã ký luật cải cách hưu trí vào hôm 14-4.
Đây không phải lần đầu tiên ông Macron nỗ lực thúc đẩy cải cách hệ thống lương hưu ở Pháp. Ông từng từ bỏ kế hoạch tham vọng hơn nhằm thay đổi chính sách hưu trí cực kỳ phức tạp của Pháp trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, sau các cuộc biểu tình lớn trên đường phố vào năm 2019.
Bất chấp các cuộc đình công đầy giận dữ những tuần qua, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vẫn đặt bút ký thành luật các cải cách hưu trí, trong đó nâng tuổi hưu từ 62 lên 64. Các công đoàn Pháp kêu gọi "thủy triều" biểu tình vào Ngày Quốc tế lao động.
Xem thêm: mth.43381959120503202-iougn-045-tab-tas-hnac-pahp-coun-pahk-hnit-ueib/nv.ertiout