vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 2: Độ 'chịu chơi' của ông Hun Sen

2023-05-04 09:53
Sân vận động Morodok nằm bên trong khu phức hợp - Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Sân vận động Morodok nằm bên trong khu phức hợp - Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Một thời là khu chợ người Việt

Khu phức hợp thể thao này khởi công vào năm 2013 và hoàn tất cuối năm 2021. Bản dự trù kinh phí cho việc tổ chức SEA Games 32 lên đến 200 triệu USD, từng khiến Thủ tướng Hun Sen phải than trời cách đây 5 năm. Trong đó, riêng Morodok Techo chiếm đến 3/4 ngân sách.

Một số kênh truyền thông khu vực như Channel News Asia cho biết Chính phủ Trung Quốc đài thọ toàn bộ chi phí xây dựng khu phức hợp thể thao Morodok Techo cho Campuchia, nhưng thông tin này không chính thức. Và dù thế nào đi nữa, việc Campuchia đang sở hữu một trong những khu thể thao hàng đầu khu vực là điều không thể chối cãi.

Bên ngoài nhìn vào công trình với hình dáng con thuyền bề thế, người ta không khỏi trầm trồ về độ "chịu chơi" của chính phủ Thủ tướng Hun Sen, cũng như sự ưu ái từ bên tài trợ cho đất nước cận kề với Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc con thuyền mang biểu tượng khi người Hoa ngày trước đến Campuchia chủ yếu bằng thuyền. Thông điệp hữu nghị được nhắc đến nhiều từ trước khi công trình thể thao lớn nhất Campuchia khánh thành vào cuối năm 2021.

Tuy nhiên, khi nhìn vào bản đồ của thủ đô Phnom Penh và vùng lân cận, nhất là vị trí của Morodok Techo được xây dựng, người ta sẽ phần nào hiểu ý nghĩa của công trình đối với vùng đất, cũng như dấu ấn mà người đứng đầu chính phủ muốn để lại cho người dân xứ chùa tháp. (Morodok nghĩa là di sản, Techo là tước vị đi cùng với tên của Thủ tướng Campuchia Hun Sen - PV).

Dòng Mekong chảy đến Phnom Penh rẽ thêm hai nhánh. Nhánh ngược lên hướng tây bắc đến Kampong Chnang đổ ra biển hồ Tonle Sap. Còn chi lưu suôi về nam, chảy cùng hướng với sông mẹ người Campuchia gọi là Bassac, khi đến Việt Nam có tên là sông Hậu. Do dòng sông đến đây chia ra nhiều nhánh, nên Phnom Penh nằm bên ngã tư sông, mà dân gian hay gọi là "sông bốn mặt".

Ven dòng Mekong, Tonle Sap hay Bassac, thỉnh thoảng người ta lại thấy những làng vạn người Việt, người Chăm với nghề chính là đánh bắt và nuôi thủy sản. Ngay đoạn sông Mekong chảy qua Tonle Sap tạo nên bán đảo hình giọt nước, với những địa danh Chrouy Changva, Preaek Ta Set, Preaek Lieb...

Nếu như khu vực mũi phía nam bán đảo Chrouy Changva sớm được một tỉ phú gốc Việt xây dựng khu phức hợp đẳng cấp bậc nhất Phnom Penh, từ đó kéo theo nhiều dự án lớn đã thay đổi một phần phía nam của bán đảo. Thì phía bắc vẫn còn là vùng đầm lầy mà không phải người Phnom Penh nào cũng từng lui tới. Ở đó, ven sông Tonle Sap, những xóm làng người Khmer, người Chăm và người gốc Việt đã chung sống hài hòa với nhau bao đời. Họ cùng nhau trải qua những thăng trầm của Campuchia.

Anh Ossamanaly Ismaell, ở Prek Pnov, nói lúc Phnom Penh chưa có những căn nhà hoành tráng, người ta chưa có gì để so sánh thì xóm dân bên sông Tonle Sap được coi là nhộn nhịp, năng động với nông sản và thủy sản từ đây được phân phối đi khắp thủ đô. Nếu như người gốc Việt sống bên đây sông ven quốc lộ 5, thuộc quận Russey Keo, một thời với những làng bè mà người bản địa hay ví von là "phố nổi", thì người Khmer và người Chăm bên bán đảo ở vùng giáp giữa Phnom Penh và tỉnh Kandal có đất rộng mênh mông, nuôi nhiều gia súc bán vào thành phố.

Ông Lê Đầy, chủ quán phở nổi tiếng ở Russey Keo, nhớ lại ngày trước để vượt sông Tonle Sap mua gia súc của người bên bán đảo về bán, ông phải thức từ 3h sáng để chờ chuyến phà đầu tiên.

"Ngày trước đất rộng mênh mông. Tôi hay qua nhà của anh em người Khmer và người Chăm để mua hàng. Làm ăn mấy chục năm, hết đời cha rồi tới đời con vẫn còn làm ăn với tôi. Bây giờ, giá đất bên đó tăng vùn vụt. Bên đây, nhiều xóm bè của người Việt cũng di dời. Tuy chợ cá vẫn còn, nhưng khung cảnh bên hai bờ đã khác nhiều rồi...", ông trầm ngâm nói thêm những thay đổi tất yếu của vùng đất từng bị tàn phá do chiến tranh luôn gợi nhiều cảm cảm xúc và sự so sánh. Dù rằng, khi Phnom Penh vươn lên top những thành phố năng động của khu vực, thì những xóm làng được cho là không còn phù hợp sẽ lùi về phía sau.

Hình con thuyền độc đáo - Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Hình con thuyền độc đáo - Ảnh: NGUYÊN KHÔI

Tinh thần Win Win và dấu ấn Techo

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách phát triển vùng bán đảo nằm giữa sông Mekong và chi lưu Tonle Sap đã rõ từ khi chính phủ chấp nhận cho một tỉ phúc gốc Hoa xây cây cầu Prek Pnov (theo hình thức BOT) bắt qua sông, tạo con đường vòng cung vắt qua ốc đảo, nối với quốc lộ 6 đi Khampong Cham và các tỉnh phía bắc như Kratie, Stung Treng, Siem Reap. Bên đây cầu kết nối với nhiều tuyến chính như đường Hà Nội, đường Tomnop Kop Srov... vào trung tâm thành phố. Con đường vòng cung mang tên đại lộ Win Win được coi là đại lộ đẹp nhất Campuchia.

5 năm trước, tượng đài kỷ niệm tinh thần Win Win, "cùng chiến thắng" của Thủ tướng Hun Sen được khánh thành. "Học thuyết" Win Win đã giúp Campuchia hòa hợp dân tộc sau chiến tranh, cũng ít nhiều mang màu sắc trong quan điểm đối ngoại của Campuchia trong thời gian dài.

Sau tượng đài Win Win, như một biểu trưng tinh thần của ông Hun Sen được đặt trên bán đảo, khu phức hợp thể thao Morodok Techo được xây dựng liền kề, trở thành điểm nhấn thu hút góc nhìn của người dân Phnom Penh.

"Những công trình tốn nhiều triệu đô la sẽ lãng phí nếu nó không tạo nên sức hút cho vùng đất ở nơi nó được tạo nên", anh Sok Sakdsambat, thuộc một doanh nghiệp ở Prek Pnov, nói từ khi cây cầu bắt qua bán đảo, các dự án lớn cũng đã hình thành. Nhưng đến khi khu phức hợp Morodok Techo thì nó càng ấn tượng hơn.

Bên tách trà thơm mang từ Việt Nam sang, Oknha Leng Rithy, một nhân vật có vị trí và hiểu biết sâu sắc về Campuchia, chia sẻ bằng giọng trầm ấm: "Có những quyết định của Thủ tướng Hun Sen mà phải thời gian sau, người ta mới thấy tầm nhìn xa của ông ấy. Như việc xây dựng đảo Koh Pich trước kia (người Việt hay gọi là đảo Kim Cương) trở thành đô thị trung tâm với sức hút kinh tế rất lớn. Hồi đó Koh Pich là vùng ốc đảo lạc hậu, nghèo nàn. Nhưng bây giờ đến Phnom Penh hỏi đi chỗ nào vui, người ta nói đi đảo Kim Cương. 

Cũng tương tự, việc xây dựng sân vận động Morodok Techo nó còn mang lại sức hút vượt khỏi khuôn khổ của một kỳ SEA Games hay chỉ trong lĩnh vực thể thao. Các bạn sẽ thấy cần có những công trình lớn để kéo theo những giá trị khác, làm thay đổi vùng đất đó", anh Oknha chia sẻ.

Theo Khmer Times, chi phí xây dựng khu phức hợp Morodok Techo là hơn 150 triệu USD, con số đáng kể nếu so với những công trình thể thao hàng đầu khác của khu vực. Điển hình như Gelora Bung Karno của Indonesia được xây vào cuối thập niên 1950 với giá 12,5 triệu USD, sau đó tu bổ với chi phí vào khoảng 100 triệu USD nhằm chuẩn bị cho Asiad 2018. KL Sports City của Malaysia cũng chỉ tốn 112 triệu USD trong đợt xây dựng đầu tiên. Và ở SEA Games 2019, Philippines xây hàng loạt công trình thể thao cũng chỉ tốn 144 triệu USD.

Ngân sách tổ chức SEA Games 32 của Campuchia không quá lớn khi so sánh các kỳ đại hội khác, nhưng lại cực lớn nếu đối chiếu với GDP của họ. GDP của đất nước xứ chùa tháp trong năm 2021 là 27 tỉ USD, tức ngân sách cho SEA Games chiếm 0,74% GDP cả nước.

Trong khi đó, ngân sách của Olympic Tokyo tuy lên đến 13 tỉ USD, nhưng kỳ thực lại chỉ chiếm khoảng 0,26% GDP của nước Nhật.

**************

Trong dòng người áo đỏ sao vàng tiến về sân vận động Visakha trước trận mở đầu bóng đá của đội Việt Nam gặp Lào, hỏi vài ba người thì lại gặp người Việt. "Tôi ở Chbar Ampov", "Tôi ở Ta Khmau", "Em ở Cây số 9"...

Kỳ tới: Tinh thần Việt Nam trên đất Angkor

Chuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 1: Từ chiến địa đến du lịch thể thaoChuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 1: Từ chiến địa đến du lịch thể thao

Liệu một đất nước với GDP thấp trong khu vực có thể đăng cai một kỳ SEA Games tốn kém hàng trăm triệu USD?


Xem thêm: mth.19731720040503202-nes-nuh-gno-auc-iohc-uihc-od-2-yk-paht-auhc-ux-semag-aes-gnourt-uah-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 2: Độ 'chịu chơi' của ông Hun Sen”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools