Tối 4-5, Huyện đoàn Tri Tôn, tỉnh An Giang phối hợp với UBND thị trấn Ba Chúc tổ chức thắp 3.157 ngọn nến để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ lực lượng của Pol Pot - Ieng Sary (Campuchia) tràn xuống Việt Nam gây ra vụ thảm sát hàng ngàn người dân vô tội tại thị trấn Ba Chúc.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dù mới chập choạng tối nhưng cả trăm bạn đoàn viên thanh niên, học sinh khu vực thị trấn Ba Chúc đã tề tựu về nhà mồ Ba Chúc - nơi đang lưu giữ hài cốt của 1.159 người bị thảm sát trong trận chiến tranh ngày ấy để chuẩn bị làm lễ kỷ niệm 45 năm ngày giỗ tập thể Ba Chúc.
Đang chuẩn bị thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân xấu số, em Nguyễn Thị Nhã Vân (học sinh lớp 12A8 Trường THPT Ba Chúc) cho biết đây là lần đầu tiên em được cùng làm nến và cùng thắp nến cầu nguyện cho các ông, bà, cô chú bị thảm sát vô tội trong chiến tranh biên giới Tây Nam.
"Em cảm thấy rất thiêng liêng khi tự tay mình thắp nến cầu nguyện cho họ. Em cảm thấy rất tự hào khi được sinh sống trong hòa bình hiện nay", Nhã Vân chia sẻ.
Khi bóng tối bao trùm cũng là lúc người dân Ba Chúc đã đổ xô về khu vực nhà mồ Ba Chúc để cũng nhau thắp những ngọn nến cầu siêu, cầu bình an cho những nạn nhân xấu số trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Minh Hiền - bí thư thị trấn Ba Chúc - cho biết tổng số người bị sát hại trong chiến tranh biên giới Tây Nam tại Ba Chúc là 3.157 người.
Tuy nhiên, nhà mồ Ba Chúc chỉ lưu giữ 1.159 bộ hài cốt của các nạn nhân xấu số.
Để có buổi thắp nến cầu siêu như hiện nay là do các bạn đoàn viên thanh niên của huyện đoàn và thị trấn Ba Chúc tổ chức cùng nhau làm trên 3.000 đế đèn hình bông sen.
"Các bạn đoàn viên thanh niên đã làm hai ngày qua mới được 3.157 đế đèn hình hoa sen để tạo nên những ngọn nến lung linh.
Các em còn bố trí khắp nhà mồ hình hoa sen để mọi người dân đều vào cầu nguyện, cầu siêu cho những người đã khuất trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam", ông Hiền nói.
TTO - Những ngày này, nhiều người ở huyện Tri Tôn (An Giang) lại nhắc về cuộc đời những người còn sống sót sau cuộc thảm sát đẫm máu ở thị trấn Ba Chúc vào tháng 4-1978. Họ đã sống phần đời còn lại để kể câu chuyện chân thật lịch sử biên giới.
Xem thêm: mth.21561700240503202-cuhc-ab-iat-tas-maht-ib-nahn-nan-ohc-ueis-uac-nen-nogn-751-3/nv.ertiout