vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 3: Tinh thần Việt Nam trên đất Angkor

2023-05-05 13:32
CĐV Việt cổ vũ cho đội U22 Việt Nam tại SEA Games ở Campuchia  - Ảnh: T.TRÌNH

CĐV Việt cổ vũ cho đội U22 Việt Nam tại SEA Games ở Campuchia - Ảnh: T.TRÌNH

Đồng bào hòa vào dòng người cùng nguồn cội hừng hực từ quê hương sang tiếp thêm tinh thần cho đội bóng Việt Nam.

Lần đầu mặc áo cổ vũ cho đội quê hương Việt Nam, cảm giác lạ mà sung sướng lắm. Không ngờ vào sân mới thấy hừng hực khí thế như vậy. Em nói rồi, sau trận đá với Lào, nhiều bà con gốc Việt biết đường sẽ tới đông cho coi.

Anh LY MINH

Lần đầu mặc áo đỏ sao vàng

Với những cổ động viên theo đội tuyển đi các giải đấu trong hay ngoài nước, trận đá banh ở Visakha cũng chỉ mang ý nghĩa một trận đấu. Nhưng với số đông người Campuchia gốc Việt, nhất là những người lần đầu mặc áo đỏ sao vàng hòa vào "tinh thần Việt Nam", đó là cảm giác nhớ đời thật tuyệt vời.

"Em ở Chumkot Phum Candal xuống Nam Vang chiều qua. Chạy mòn dép mới có được tấm vé. May mà tới sân mấy anh chị ở Việt Nam phát cho áo đỏ và cờ. Lần đầu mặc áo cổ vũ cho đội quê hương Việt Nam, cảm giác lạ mà sung sướng lắm. 

Không ngờ vào sân mới thấy hừng hực khí thế như vậy. Em nói rồi, sau trận đá với Lào, nhiều bà con gốc Việt biết đường sẽ tới đông cho coi..." - Ly Minh (23 tuổi), từ vùng xa xôi ở đầu Biển Hồ (tỉnh Kampong Chhnang), nói. 

Ly Minh thú thật không hiểu vì sao nghe đội Việt Nam sang đá SEA Games là lòng lại thôi thúc muốn hòa cùng không khí cổ vũ "để cho biết Việt Nam".

Minh kể anh sinh ra và lớn lên ở Campuchia. Sống trong cộng đồng người gốc Việt ở ngoại ô tỉnh lỵ Kampong Chhnang nên anh biết mình là người gốc Việt nhưng chưa từng đặt chân đến Việt Nam. 

"Em biết Việt Nam trên tivi. Thỉnh thoảng có mấy cô chú "ở dưới" lên thăm, cho quà. Mấy lần thấy xóm giềng sang Việt Nam chơi lễ, Tết rồi về. Em cũng muốn sang đó, nhưng không có giấy tờ...", Minh tâm sự.

Trước đó, không biết bằng cách nào mà anh chàng Vũ Hưng (nhà ở Prek Pnov) đặt mua được 30 áo đỏ sao vàng và ý định là đến sân bán kiếm ít đồng lời. Nhưng khi thấy nhiều người tặng nhau áo, cờ, băng rôn, anh cũng quyện vào làm quà cho các cổ động viên là đồng bào gốc Việt ở Campuchia. 

"Ban đầu tính làm ăn tí. Nhưng tới đây em quên hết chuyện kiếm tiền rồi. Nhiều người đi hàng ngàn cây số lên trên đây cổ vũ cho đội nhà, họ đâu có tính toán gì", anh chàng vừa thất thu vài trăm đô la nhưng lại bội thu tinh thần mạnh mẽ mà những thanh niên gốc Việt sinh ra và lớn lên trong cộng đồng yếu thế trên sông hồ hiếm có được.

Cộng đồng gốc Việt làm nghề chài lưới ven sông Tonle Sap bên quốc lộ 5, hay ở khu vực "cầu Sài Gòn" cửa ngõ vào thủ đô Phnom Penh, vẫn hay nhắc về những người gốc Việt thành đạt, đóng góp lớn cho đất nước Campuchia. 

Họ xây những công trình là bộ mặt của đất nước, không như những xóm Việt lênh đênh bên sông hồ ít tiếng nói. Anh Ngô Ly, phó chủ tịch Hội Khmer - Việt tỉnh Pursat, nói người gốc Việt có mặt lâu đời ở Campuchia. 

Qua những thăng trầm lịch sử, có lúc họ phải chạy về Việt Nam rồi trở lại khi yên bình. "Chúng tôi là người của đất nước Campuchia nhưng có dòng máu Việt chảy trong người. Nên khi có sự kiện thể thao, bà con ở đây luôn cổ vũ cho cả hai đất nước", anh Ly chia sẻ.

Trẻ Campuchia gốc Việt lần đầu khoác áo CĐV Việt Nam - Ảnh: T.TRÌNH

Trẻ Campuchia gốc Việt lần đầu khoác áo CĐV Việt Nam - Ảnh: T.TRÌNH

Người gốc Việt chờ đón khách Việt

Vài ngày trước lễ khai mạc, ông Hoàng Xuân Khoa, hội trưởng Hội Khmer - Việt ở tỉnh Siem Reap, nhắn tin cho chúng tôi hỏi lịch thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam tại thành phố này. Hàng ngàn đồng bào gốc Việt sẵn sàng đến địa điểm thi đấu để cổ vũ cho các VĐV Việt Nam.

"Siem Reap không có đông người Việt đâu, chỉ chừng dưới 5.000 thôi. Quá nửa còn không biết chữ, không được học hành, không có giấy tờ tùy thân và đều phải bươn chải để kiếm sống", ông Khoa kể. 

Cộng đồng người gốc Việt nơi đây có thể chia làm hai thành phần: những gia đình làng chài sống quanh Biển Hồ và cộng đồng những người sống ở thành phố với đủ loại nghề tự do - từ thợ mộc, thợ điện, thu gom phế liệu, buôn bán nhỏ lẻ cho đến hướng dẫn viên du lịch.

Ông Khoa sang Campuchia trong hàng ngũ bộ đội tình nguyện giúp Canpuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. 

Hòa bình, ông lập gia đình với một phụ nữ Khmer và xây tổ ấm ở Siem Reap. Thương cộng đồng người gốc Việt sống nổi trôi ở Biển Hồ, ông tham gia công tác Hội Khmer - Việt Nam để chung lo cho đồng bào. 

"Ở đây bà con lo chuyện ăn, chuyện học còn khó khăn lắm. Bọn trẻ sinh ra và lớn lên ở Siem Reap cũng không nhiều cơ hội sang Việt Nam. Có những gia đình sinh sống ở đây nhiều thế hệ. 

Tuy nói tiếng Việt nhưng họ đâu biết gì về Việt Nam. SEA Games này nghe nói nhiều vận động viên Việt Nam sang thi đấu nên tụi nhỏ cũng muốn đi cổ vũ để cho có tinh thần nguồn cội..." - anh Hiếu, gia đình vừa chuyển từ tỉnh tây bắc Anlong Veng sang Siem Reap, chia sẻ.

Siem Reap là thành phố du lịch Campuchia. Nơi đây nổi tiếng với quần thể di tích đền Angkor Wat kỳ quan thế giới. 

Từ nhiều năm nay, nơi đây lọt vào top nơi có đường chạy marathon hấp dẫn nhất thế giới. Rất nhiều người Việt Nam sang đây tham gia các giải chạy, để được hòa mình trong không gian đền đài cổ dưới tán cổ thụ trăm năm.

"Còn thành phố biển Sihanoukville giờ đường sá ngon lành. Nhiều con đường đẹp tôi ở đây còn mê. Phải chi đem giải chạy hay đua xe đạp về đây thì hay biết mấy" - ông Sokchea, chủ tịch Hội Khmer - Việt tỉnh Preak Sihanoukville, vẫn còn thấy tiếc khi SEA Games xứ ông chỉ được tổ chức giải đua thuyền. 

"Bà con gốc Việt không tham gia thi đấu nhưng sẽ có mặt cổ vũ cho cả Campuchia lẫn Việt Nam" - ông Sokchea nói thành phố đặc khu những năm gần đây dòng tiền của người Trung Quốc đổ về làm thay đổi bộ mặt thành phố. 

Nhưng khách đến từ Việt Nam cũng là những vị khách truyền thống mang lại nhiều lợi ích cho thành phố biển phía nam Campuchia. Sau dịch, luồng khách Việt đang mang lại những tín hiệu vui cho sự phục hồi của thành phố.

Vài ngày trước khi khai mạc SEA Games, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Campuchia, Nguyễn Huy Tăng, bật mí về những hỗ trợ của Việt Nam cho công tác tổ chức: "Theo thông tin chúng tôi nắm được, tại SEA Games 31 tổ chức ở Việt Nam, phía Campuchia đã gửi sang Việt Nam 100 người từ ủy ban tổ chức SEA Games Campuchia để học tập kinh nghiệm tổ chức và chuẩn bị cho SEA Games 32 tại Campuchia. 

Phía bạn cũng đã đề nghị Việt Nam hỗ trợ giúp đỡ trong công tác tổ chức thi đấu bộ môn thể thao điện tử (Esports) tại SEA Games 32.

Ngay từ khi có thông tin Campuchia sẽ đăng cai tổ chức SEA Games lần thứ 32, trong các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, lãnh đạo cấp cao Việt Nam luôn cam kết sẽ hỗ trợ hết mình để Campuchia tổ chức thành công sự kiện lớn này, đồng thời khẳng định thành công của Campuchia cũng là thành công của Việt Nam. 

Hiện nay, một số bộ ngành và địa phương của Việt Nam đã và đang có những phối hợp, hỗ trợ cụ thể theo đề nghị của phía Campuchia để triển khai các công việc liên quan đến tổ chức SEA Games 32".

********************

Một tuần trước khi SEA Games 32 chính thức tranh tài, nhiều võ sĩ Campuchia vẫn miệt mài tập luyện ở... Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia (TTHLTTQG) TP.HCM. Họ là VĐV vovinam được Campuchia cử sang Việt Nam tập huấn với một mục tiêu còn xa hơn việc giành huy chương ở SEA Games.

Kỳ tới: Vương quốc võ thuật

Chuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 1: Từ chiến địa đến du lịch thể thaoChuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 1: Từ chiến địa đến du lịch thể thao

Liệu một đất nước với GDP thấp trong khu vực có thể đăng cai một kỳ SEA Games tốn kém hàng trăm triệu USD?

Xem thêm: mth.46945659050503202-rokgna-tad-nert-man-teiv-naht-hnit-3-yk-paht-auhc-ux-semag-aes-gnourt-uah-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyện hậu trường SEA Games xứ chùa tháp - Kỳ 3: Tinh thần Việt Nam trên đất Angkor”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools