Ảnh minh họa
Theo nghị quyết của Hội đồng quản trị NCB, việc bán 203 triệu cổ phần Bamboo Airways phải xin ý kiến các cổ đông đồng ý, ngân hàng này mới được thực hiện.
NCB dự kiến thực hiện giao dịch với giá chuyển nhượng bằng dư nợ gốc và lãi của khoản vay mà khách hàng này thế chấp bằng 203 triệu cổ phần Bamboo Airways, cộng thêm số tiền lãi phát sinh trong thời gian chờ nhận thanh toán.
Hiện tại, Bamboo Airways có vốn điều lệ 18.500 tỉ đồng, tương ứng 1,85 tỉ cổ phần. Như vậy, với 203 triệu cổ phần Bamboo Airways mà NCB muốn bán tương đương 11% vốn của hãng hàng không này.
Được biết, số lượng cổ phần Bamboo Airways nói trên có nguồn gốc là một phần tài sản thế chấp của các khoản vay tại NCB. Giữa năm ngoái, Hội đồng quản trị của NCB đã từng ban hành 2 nghị quyết về việc xử lý các tài sản bảo đảm này.
Không chỉ vay vốn NCB, trước đó, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và các cổ đông khác còn dùng cổ phần Bamboo Airways để làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại nhiều ngân hàng khác.
Cũng liên quan tới Bamboo Airways, ngày 10-4 vừa qua, hãng hàng không này tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để bàn kế hoạch phát hành cổ phần tăng vốn để hoán đổi nợ. Theo kế hoạch ban đầu, Bamboo Airways sẽ phát hành 772 triệu cổ phần để hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận giữa chủ nợ với công ty. Đồng thời, Bamboo Airways sẽ phát hành 185 triệu cổ phần cho nhà đầu tư mới. Giá phát hành dự kiến cũng là 10.000 đồng/cổ phần. Tổng số cổ phần dự kiến phát hành là 957 triệu đơn vị, bằng 51,7% số cổ phần hiện nay.
Tuy nhiên, các cổ đông của Bamboo Airways đã không thông qua kế hoạch tăng vốn này. Vì vậy, ngày 9-5 tới, Bamboo Airways sẽ tổ chức cuộc họp đại hội bất thường lần thứ 2 để tiếp tục bàn kế hoạch tăng vốn.
Xem thêm: mth.40952959060503202-syawria-oobmab-nahp-oc-ueirt-302-iot-man-gnad-gnah-nagn-tom/et-hnik/nv.moc.dln