vĐồng tin tức tài chính 365

Loạn chiến xe điện Trung Quốc: “Cuộc đại thanh tẩy” khiến 200 thương hiệu biến mất, khách hàng không dám mua vì sợ mất g

2023-05-07 12:56

Theo tờ Nikkei Asian Review, cô Amy Liu, một người mua xe tại Trung Quốc khá lưỡng lự không biết có nên bán chiếc xe xăng đã dùng 5 năm của mình để lấy một chiếc ô tô điện hay không.

“Nếu bây giờ tôi mua thì sợ rằng giá sẽ còn xuống thấp hơn trong tháng tới”, cô Liu lo lắng.

Câu chuyện của cô Liu không phải cá biệt khi rất nhiều người mua xe cũng đang “ngơ ngác” nhìn các thương hiệu dìm giá lẫn nhau.

Tờ Nikkei nhận định thị trường ô tô điện Trung Quốc hiện đang cực kỳ gay cấn khi các hãng xe đua nhau giảm giá trong năm ngoái khi nhu cầu hạ nhiệt và chính phủ thì dừng các khoản trợ cấp cho ngành.

Tệ hơn, trong khi 9/10 dòng xe điện bán chạy nhất tại Trung Quốc là thương hiệu nội địa thì ngày càng nhiều tập đoàn quốc tế như Volkswagen, BMW hay Nissan đã lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới mới tại đây, qua đó càng làm cuộc chiến “loạn” hơn.

Tình hình khó khăn này khiến nhiều hãng xe điện lớn dự đoán số thương hiệu trong ngành sẽ giảm mạnh từ 200 hiện nay xuống còn 5-10 hãng trong những năm tới.

Xin được nhắc là nhờ chính sách hỗ trợ của chính phủ mà 2/3 số doanh nghiệp làm xe điện hiện nay ở Trung Quốc đã đăng ký thành lập trong khoảng 2018-2020. Vô số những startup như Nio, Xpeng hay Li Auto đã thách thức ông lớn Tesla nhà Elon Musk, trong khi tập đoàn khổng lồ BYD cũng vươn lên số 1 thị trường Trung Quốc nhờ các chính sách ưu đãi này.

Miếng bánh khó nhằn

Tờ Nikkei nhận định Trung Quốc đang phổ cập xe điện với tốc độ nhanh nhất thế giới. Trong năm qua, khoảng ¼ số ô tô mới bán ra là xe điện. Thế nhưng nhiều chuyên gia nhận định chỉ những thương hiệu lớn có vốn khủng và hệ sinh thái chắc chắn mới có thể sống tiếp trong những năm tới qua cuộc loạn chiến dìm giá hiện nay.

“Những thương hiệu không có tiềm lực tài chính mạnh sẽ chịu áp lực nặng nhất, đặc biệt là doanh nghiệp nào chưa kịp niêm yết trên sàn chứng khoán”, giám đốc Jing Yang của Fitch Ratings chi nhánh Thượng Hải cảnh báo.

Thật vậy, hãng Zhejiang Leapmotor Technology là một trong những startup ngành xe điện Trung Quốc mới được thành lập 4 năm qua. Thế nhưng doanh nghiệp này đã có khoản lỗ ròng lũy kế lên đến 5,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 742 triệu USD vào năm 2022.

“Chúng tôi sẽ cố cân bằng lợi nhuận nhưng nhiệm vụ chủ yếu hiện nay vẫn là giành thị phần trước tiên”, CEO Zhu Jiangming cho biết.

Kết quả kinh doanh tệ như vậy nhưng doanh số của Leapmotor lại khá đáng nể. Với mục tiêu cạnh tranh cùng Tesla, hãng xe điện này đã bán được đến 111.168 chiếc xe điện trong năm 2022, tương đương mức tăng trưởng 118%. Để so sánh, Tesla bán được 711.000 ô tô điện trong năm ngoái.

Vào tháng trước, Leapmotor đã quyết định giảm giá 1/5 cho dòng xe chủ lực C01 của mình nhằm cạnh tranh với Tesla.

Thậm chí trong cả phân khúc giá siêu rẻ, mảng xe điện cũng đang cực kỳ khốc liệt. Hãng Ballet Cat, một công ty trước đây vốn chỉ lắp ráp xe cho Volkswagen và hiện đang bán ô tô điện giá rẻ, cũng đã hạ giá xuống còn 149.800 Nhân dân tệ để phù hợp với tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Sản phẩm của Ballet Cat được chào bán dưới thương hiệu Ora, một tên tuổi thuộc hãng quốc doanh Great Wall Motor.

Trớ trêu thay, doanh số của Ora năm 2022 đã giảm 23% xuống chỉ còn 135.028 chiếc.

Đại thanh tẩy

Số liệu chính thức cho thấy doanh số bán xe mới tại Trung Quốc chỉ tăng 2% trong năm ngoái nhưng doanh số bán ô tô điện mới lại tăng tới 93%, đạt 6,88 triệu chiếc xe và chiếm 27% tổng xe mới bán ra. Nguyên nhân chủ yếu là do người mua cố gắng tậu xe trước khi các chính sách hỗ trợ mua ô tô điện hết hiệu lực.

Ngoài ra, giá sản xuất ắc quy giảm cũng kích thích các hãng xe như Tesla quyết định giảm giá để giành thị phần. Trong khi nhiều hãng xe theo đuôi Tesla vào cuộc chiến dìm giá thì một số hãng bán ô tô xăng cũng hạ giá để dọn kho trước khi quy định mới về khí thải có hiệu lực tại Trung Quốc vào tháng 7/2023.

Hàng loạt những yếu tố trên đã tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng.

“Những động thái trên đã khiến người mua xe lưỡng lự và làm xói mòn doanh số”, nhà sáng lập Phate Zhang của tạp chí xe hơi CNEV Post nhận định.

Trong 3 tháng đầu năm nay, doanh số bán xe đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh số bán ô tô điện tăng 26% cùng kỳ nhưng con số này là quá thấp so với mức tăng trưởng 138% của cùng kỳ năm ngoái.

“Cuộc thanh tẩy người chơi trên thị trường xe điện đã bắt đầu. Chỉ những hãng xe nào có doanh số thường niên 3 triệu chiếc trở lên mới có cơ hội sống sót...Tôi dự đoán rằng chỉ có 8 thương hiệu lớn trên thị trường hiện nay là có thể tồn tại trong 10 năm tới”, CEO He Xiaopeng của Xpeng thừa nhận.

Trong năm 2022, Xpeng mới chỉ bán được 120.757 chiếc xe điện.

Theo Nikkei, cho dù thị trường có khốc liệt đến đâu thì việc loại bỏ những công ty yếu kém cũng là điều cần thiết cho chính quyền Bắc Kinh nhằm củng cố ngành xe điện đang phình to.

Hiện nhiều startup ô tô điện đã đầu hàng khi chấp nhận bán mình cho các thương hiệu lớn hơn. Năm 2020, một số startup xe điện như Byton đã buộc phải ngừng hoạt động.

Trong khi đó những tên tuổi lớn hơn như Nio thì đang sống lay lắt sau khi vay được 1,4 tỷ USD tiền hỗ trợ từ tỉnh Anhui vào năm 2020.

Quay trở lại câu chuyện của cô Liu, vị nữ môi giới bất động sản này ngày càng lưỡng lự khi chiếc xe điện mà cô nhắm đến mất 2/3 giá trị trong thời gian ngắn.

“Tôi sẽ chờ thêm xem có lấy được mức giá hời hơn không”, cô Liu quyết định.

*Nguồn: Nikkei Asian Review

Xem thêm: nhc.919638321705032881-aig-tam-os-iv-aum-mad-gnohk-gnah-hcahk-tam-neib-ueih-gnouht-002-neihk-yat-hnaht-iad-couc-couq-gnurt-neid-ex-neihc-naol/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Loạn chiến xe điện Trung Quốc: “Cuộc đại thanh tẩy” khiến 200 thương hiệu biến mất, khách hàng không dám mua vì sợ mất g”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools