Đó là đề xuất của Sở Tài chính TP Hà Nội trong văn bản vừa trình lên UBND Hà Nội.
Cơ quan này cho rằng đề xuất tăng giá nước sạch sinh hoạt là cần thiết sau nhiều năm chưa được điều chỉnh, nhằm đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng nước, và thu hút đầu tư của xã hội.
Theo đó, giá nước sạch sinh hoạt bình quân trong 6 tháng cuối năm sẽ tăng lên mức 11.911 đồng/m3. Còn sang năm 2024, giá mặt hàng này được tăng 12% so với cuối năm lên 13.323 đồng/m3.
Cụ thể, 10m3 đầu tiên có giá là 7.500 đồng/m3; từ trên 10m3 - 20m3 là 8.800 đồng/m3; từ trên 20m3 - 30m3 là 12.000 đồng/m3; trên 30m3/tháng là 24.000 đồng/m3.
Đến năm 2024, tùy theo lượng sử dụng, giá nước sẽ tăng tương ứng từ 1.000 - 4.000 đồng/m3.
Đánh giá tác động của việc tăng giá nước như đề xuất mức nêu trên, Sở Tài chính Hà Nội cho rằng với nhu cầu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành đang ở mức 100 - 150 lít/ngày/người thì một hộ gia đình sẽ là 10 - 16m3/hộ/tháng.
Theo đó, số tiền phải chi thêm: 15.000 - 26.000 đồng/tháng.
Tại khu vực nông thôn, mức tiêu dùng 50 - 70 lít/ngày/người thì một hộ gia đình sẽ là 6 - 8m3/hộ/tháng. Theo đó số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng.
Nếu hộ dùng nhiều từ trên 20 - 30m3/tháng thì số tiền phải nộp thêm mỗi tháng khoảng 66.000 đồng.
Đại diện phía Hà Nội cũng cho rằng việc tăng giá nước sạch như đề xuất cơ bản không tác động đến đời sống và thu nhập của người dân.
Bởi tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chỉ chiếm 0,72%.
Đến năm 2024, giá nước cho đối tượng này cũng dự kiến sẽ tăng lên 29.000 đồng/m3.
Từ năm 2013 đến nay, Hà Nội chưa tăng giá nước sạch, vì vậy TP sẽ tính toán điều chỉnh giá trong thời gian tới. Theo đó, Hà Nội sẽ ưu tiên giá nước sạch ở 10m3 đầu tiên, đặc biệt cho người nghèo, người dùng nhiều nước sạch sẽ phải trả giá cao hơn.
Xem thêm: mth.74491100280503202-taoh-hnis-coun-aig-gnat-taux-ed-ion-ah/nv.ertiout