vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Trung Quốc vẫn chịu nhiều sức ép

2023-05-09 17:44

Số liệu Hải quan Trung Quốc công bố hôm 9/5 cho thấy nhập khẩu của nước này trong tháng 4 giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này tệ hơn rất nhiều so với mức giảm 1,4% tháng trước đó.

Xuất khẩu chỉ tăng 8,5%, cũng giảm so với mức tăng gần 15% trong tháng 3. Trước đó, các nhà kinh tế học trong khảo sát của Reuters dự báo nhập khẩu của Trung Quốc đứng yên và xuất khẩu tăng 8%.

"Đầu năm nay, nhập khẩu của Trung Quốc được dự báo dễ dàng vượt số liệu năm 2022, nhờ mở cửa trở lại sau Covid-19. Nhưng thực tế không phải vậy", Xu Tianchen – nhà kinh tế học tại hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit nhận định. "Dù Trung Quốc hồi phục sau Covid rất nhanh và mạnh, thế giới lại không như vậy", người này nói thêm.

Cảng Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc) tháng 5/2022. Ảnh: Reuters

Cảng Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc) tháng 5/2022. Ảnh: Reuters

Giới chức Trung Quốc thường xuyên cảnh báo về việc môi trường bên ngoài "phức tạp" và "khó khăn", do rủi ro suy thoái dâng cao tại nhiều đối tác thương mại quan trọng.

Việc dòng chảy thương mại tháng trước giảm mạnh sẽ làm dấy lên lo ngại về nhu cầu bên ngoài và rủi ro với kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt trong bối cảnh đà phục hồi tại Trung Quốc vẫn mong manh khi cả xuất nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng từ các biện pháp chống dịch.

"Khi triển vọng nhu cầu bên ngoài ảm đạm, chúng tôi cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ còn giảm mạnh hơn rồi chạm đáy cuối năm nay", Zichun Huang – nhà kinh tế khu vực Trung Quốc tại Capital Economics nhận xét.

Số liệu trên khiến thị trường chứng khoán Hong Kong và Trung Quốc đại lục đi xuống. Hang Seng Index đầu giờ chiều nay giảm 1,1%. Chỉ số CSI 300 (Trung Quốc) mất 0,3%.

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm cho thấy kinh tế toàn cầu chưa thể trông chờ vào cỗ máy tăng trưởng này. Các nhà phân tích cho biết chiến dịch thắt chặt tiền tệ trên thế giới gần 2 năm qua và biến động trong ngành ngân hàng phương Tây sẽ càng gây khó cho cả Trung Quốc và toàn cầu.

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Đông Nam Á chỉ tăng 4,5% trong tháng 4. Mức tăng tháng 3 là 35,4%.

Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc giảm tháng thứ 10 liên tiếp. Nhập khẩu than đá giảm sút, cho thấy nhu cầu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới yếu đi. Nhập khẩu đồng và khí đốt cũng đi xuống.

Chỉ số giá sản xuất (PMI) tháng 4 của Trung Quốc công bố gần đây cho thấy số đơn hàng xuất khẩu mới giảm mạnh. Đây là thách thức với kỳ vọng hồi phục của giới chức và doanh nghiệp Trung Quốc.

GDP quý I của Trung Quốc tăng 4,5%, vượt dự báo của giới phân tích. Tuy nhiên, thị trường bất động sản yếu đi, giá cả tăng chậm lại và tiền tiết kiệm trong ngân hàng tăng vọt đang làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nội địa. Chính phủ Trung Quốc năm nay đặt mục tiêu tăng trưởng quanh 5% - thấp nhất hơn 30 năm.

Hà Thu (theo Reuters)

Xem thêm: lmth.4113064-pe-cus-ueihn-uihc-nav-couq-gnurt-et-hnik/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Trung Quốc vẫn chịu nhiều sức ép”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools