Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 9/5 tăng 100.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,60 – 67,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 3,6 USD lên 2.021,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động khá mạnh quanh ngưỡng 2.025 USD và bật lên gần 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,49 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.621 đồng/USD, tăng 3 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.290 – 23.630 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 27.900 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục lùi bước và về 27.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,66 USD (-0,90%), xuống 72,50 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,67 USD (-0,82%), xuống 76,38 USD/thùng.
VN-Index biến động nhẹ
Sau phiên sáng khá ảm đạm, thị trường tiếp diễn trạng thái này trong phiên chiều, biên độ dao động của VN-Index gần như chỉ ở mức thấp quanh tham chiếu trong suốt phần còn lại của thời gian giao dịch.
Điểm tích cực là bảng điện tử lại đảo chiều với sắc xanh chiếm ưu thế dù không quá lớn, cũng như dòng tiền đầu cơ chảy khá mạnh vào nhiều cổ phiếu nhỏ, tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường chung lại sụt giảm.
Dòng tiền đầu cơ đã gia tăng khá mạnh vào một số cổ phiếu nhỏ, với những cái tên ABS, BTP, CIG, EVG, HHP, TSC, VIX, YEG, FIT, ST8, TGG, MCG và QBS đều đã tăng kịch trần khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 14,1 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 256,42 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/5: VN-Index tăng 0,33 điểm (+0,03%), lên 1.053,77 điểm; HNX-Index tăng 1,03 điểm (+0,49%), lên 211,95 điểm; UpCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,06%), xuống 78,34 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall biến động nhẹ trong phiên thứ Hai (8/5), khi các nhà đầu tư chuyển sự tập trung sang chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 sắp được công bố.
Tâm điểm chú ý trong tuần này sẽ là số liệu lạm phát của Mỹ sẽ được thông báo thứ Tư, dự kiến sẽ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có khả năng tăng 0,4% trong tháng 4, sau khi đã tăng 0,1% trong tháng 3.
Các dữ liệu khác như chỉ số giá sản xuất, đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần và tâm lý người tiêu dùng đều được thông báo trong tuần này.
Kết thúc phiên 8/5, chỉ số Dow Jones giảm 55,69 điểm (-0,17%), xuống 33.618,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,87 điểm (+0,04%), lên 4.138,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 21,50 điểm (+0,18%), lên 12.256,92 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng, dẫn đầu là các nhà sản xuất thép nhờ thu nhập doanh nghiệp lạc quan.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,01% lên 29.242,82 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 1/2022. Chỉ số Topix tăng 27,2% lên 097.55,2021 điểm.
Các nhà sản xuất thép và các công ty thương mại bán buôn là những công ty hoạt động hàng đầu trong số 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Theo đó, cổ phiếu của JFE Holdings Inc tăng 14,5%, mức tăng mạnh nhất trong 14 năm, sau khi nhà sản xuất thép lớn thứ hai Nhật Bản dự báo lợi nhuận sẽ tăng khi nhu cầu ô tô phục hồi. Cổ phiếu các đối thủ của JFE là Nippon Steel Corp và Kobe Steel Ltd tăng hơn 5%.
Kết quả kinh doanh từ các cổ phiếu lớn Toyota Motor Corp vào thứ Tư và SoftBank Group Corp vào thứ Năm sẽ là những tín hiệu chính tiếp theo cho việc liệu thu nhập tích cực có tiếp tục hay không, chiến lược gia Kenji Abe của Daiwa Securities cho biết.
Nhà sản xuất máy in văn phòng Ricoh Co đã đi ngược lại xu hướng thu nhập tích cực, công bố kết quả trong quá trình giao dịch bao gồm dự báo lợi nhuận giảm trong năm tài chính này. Cổ phiếu của công ty này lao dốc 6,8%, dẫn đầu đà giảm trên Nikkei 225.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi tâm lý nhà đầu tư bị giảm sút sau khi dữ liệu thương mại chỉ ra nhu cầu trong nước yếu đi.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,1% xuống 3.357,67 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,86% xuống 4.027,88 điểm.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters, xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng lên trong tháng Tư, dù chậm hơn so với tháng trước đó, nhờ những đơn đặt hàng chưa được thực hiện sau thời gian gián đoạn vì dịch Covid-19 hồi năm ngoái.
Nhưng tăng trưởng toàn cầu giảm tốc đang phủ bóng lên triển vọng xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Theo đó, xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Tư được dự đoán tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 14,8% trong tháng Ba.
Trong khi đó, giống với tháng 4/2022, nhập khẩu được dự đoán không tăng trưởng trong tháng 4/2023, sau khi giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng Ba.
"Sự chậm lại đáng chú ý trong xuất khẩu xác nhận sự hoài nghi của chúng tôi về tính bền vững của sự phục hồi xuất khẩu", các nhà phân tích tại Barclays cho biết, và dự báo xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.
Cổ phiếu tài chính, vốn dẫn đầu đà tăng trong phiên sáng và vài ngày qua, đã mất đà vào cuối phiên giao dịch, với Ping An Insurance Group Co of China Ltd mất 2,6%.
Chứng khoán Hồng Kông cũng chịu tác động tâm lý từ dữ liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc, cũng như đà giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,12% xuống 19.867,58 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,36% xuống 6.735,13 điểm.
Phiên này, nhóm cổ phiếu có trọng số lớn là công nghệ giảm 3%, với các mã lớn như Tencent, Alibaba và Meituan giảm lần lượt 3,6%, 3,1% và 2,9%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, do sự thận trọng cao của các nhà đầu tư trước khi công bố dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 3,15 điểm, tương đương 0,13% xuống 2.510,06 điểm.
Phản ánh tâm trạng thận trọng, giá trị giao dịch chỉ đạt 9,2 nghìn tỷ won (6,96 tỷ USD) trên bảng chính, không khác nhiều so với con số 9,1 nghìn tỷ won hôm thứ Hai, nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình 12,1 nghìn tỷ trong một tháng qua.
Trong số các cổ phiếu lớn, gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics Co Ltd giảm 0,91% và SK Hynix Inc mất 1,58%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution Ltd tiến 0,90%.
Kết thúc phiên 9/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 292,94 điểm (+1,01%), lên 29.242,82 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 37,33 điểm (-1,10%), xuống 3.357,67 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 429,45 điểm (-2,12%), xuống 19.867,58 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 3,15 điểm (-0,13%), xuống 2.510,06 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Sớm chuyển trạng thái điều hành chính sách tiền tệ sang “thích ứng, nới lỏng phù hợp"
Điều hành chính sách tiền tệ còn những vấn đề nhất định khi tạo ra căng thẳng về thanh khoản và gây ra cuộc chạy đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại..>> Chi tiết
- Tìm cơ hội tháng 5
Trong bối cảnh thị trường nhiều khác biệt so với các năm trước, tháng Năm năm nay tồn tại những cơ hội đầu tư tốt..>> Chi tiết
- Mirae Asset: Định giá thị trường không còn rẻ là rào cản thu hút dòng vốn trong ngắn hạn
Mirae Asset kỳ vọng VN-Index sẽ tìm được ngưỡng hỗ trợ mạnh tại 1.000 - 1.020 điểm, tương ứng với P/E dự phóng cuối năm 2023 là 13,x lần..>> Chi tiết
- Fed cảnh báo rủi ro khủng hoảng tín dụng sau khủng hoảng ngân hàng Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cảnh báo rằng tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tín dụng trên diện rộng và có nguy cơ làm chậm nền kinh tế Mỹ..>> Chi tiết