vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế châu Á thời 'tái toàn cầu hóa'

2023-05-10 08:40
Ông Albert Park, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng ADB, phát biểu trong hội nghị tại Incheon, Hàn Quốc tuần đầu tháng 5-2023 - Ảnh: NHẬT ĐĂNG

Ông Albert Park, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng ADB, phát biểu trong hội nghị tại Incheon, Hàn Quốc tuần đầu tháng 5-2023 - Ảnh: NHẬT ĐĂNG

"Nền kinh tế toàn cầu hóa đơn nhất đã không còn tồn tại", một bản tóm tắt đăng trên trang web của trung tâm nghiên cứu Hội đồng Atlantic (Atlantic Council, Mỹ) hồi tháng 2-2023 khẳng định. Theo đó, những cân nhắc về an ninh đang đưa thế giới bước vào một quá trình chuyển đổi toàn cầu hóa đa dạng hơn.

Các nước đang trong quá trình phát triển và còn rất nhiều than đá. Đôi khi đây là điều khó khăn. Cần phải có một ý định và kế hoạch rõ ràng cho việc chuyển đổi, vì sẽ cần thay thế than đá bằng các nguồn nhiên liệu khác. Chúng ta phải huy động tài chính, có thể lý tưởng nhất là với sự hỗ trợ của các ngân hàng đa phương...
Nhà kinh tế trưởng của ADB

Trung Quốc và "tái toàn cầu hóa"

Trong ba thập niên kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, thời kỳ toàn cầu hóa "lấy thương mại làm trung tâm" đã chi phối chính sách các nước. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc, căng thẳng Mỹ - Trung và cách phản ứng của Mỹ cũng như các nước phương Tây đối với Trung Quốc đã làm thay đổi bức tranh toàn cầu hóa này.

Hiện nay Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn với nền kinh tế toàn cầu. Các dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đều nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong việc phục hồi kinh tế của khu vực và Đông Nam Á nói riêng.

Phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ 56 của ADB tuần trước, Tổng giám đốc phụ trách Đông Nam Á của ADB Winfried F. Wicklein lấy ví dụ về việc du khách Trung Quốc tác động lên du lịch các nước và những hoạt động kinh tế liên quan. "Nếu Trung Quốc tăng trưởng thực sự nhanh hơn kỳ vọng, điều này sẽ mang tới tác động tích cực lên các nền kinh tế trong khu vực", ông nói.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc càng quan trọng với nền kinh tế toàn cầu thì lo ngại về những gián đoạn kinh tế liên quan tới nước này cũng càng tăng. Bản tóm tắt của Atlantic Council cho rằng Trung Quốc đang thay đổi chính sách theo hướng tăng cường "tự lực", và sẵn sàng đặt lợi ích kinh tế sau các lợi ích khác.

Đó là lý do sau khi chịu ảnh hưởng từ chính sách zero COVID của Trung Quốc, giới làm chính sách phương Tây đã nhắc nhiều hơn tới nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Phiên bản cực đoan hơn của chủ đề này là ý tưởng "tách khỏi Trung Quốc", hoặc "rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc".

Các chính sách của Mỹ đối với vấn đề trên, bao gồm cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận của phương Tây đối với cái gọi là một nền kinh tế tái toàn cầu hóa, với sự sụp đổ của toàn cầu hóa kiểu cũ.

Thay đổi để thích nghi

Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang kéo theo suy đoán về sự chia tách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự thay đổi trong cách tiếp cận về "tái toàn cầu hóa" nêu trên cũng ảnh hưởng tới phần còn lại, trong đó có Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng.

Hôm 6-5, Hãng tin Bloomberg dẫn một số phân tích cho thấy đã xuất hiện dấu hiệu của "tái toàn cầu hóa". Trong 5 năm qua, các công ty Mỹ đã giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, và bù đắp bằng việc đa dạng hóa nhập khẩu. "Trong thời kỳ này, Trung Quốc đã nhường một phần tỉ trọng trong nhập khẩu của Mỹ cho các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan", Bloomberg viết.

Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng như đã nêu là một phần trong các hàm ý chính sách dành cho Việt Nam và khu vực.

Trao đổi với Tuổi Trẻ hồi tháng 4, GS David Dapice, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Trung tâm Ash về quản trị dân chủ và đổi mới (Trường Quản lý nhà nước John F Kennedy, ĐH Harvard), cho rằng việc phái đoàn hơn 50 doanh nghiệp Mỹ tới Việt Nam là sự kiện diễn tả quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Theo GS Dapice, các công ty Mỹ muốn tìm hiểu liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chuyển từ lắp ráp sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn hay phức tạp hơn không. "Điều này đòi hỏi phải đào tạo nhân lực tốt hơn tại Việt Nam, vốn là yêu cầu lớn nhất Việt Nam có thể tự đáp ứng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, dù bên cạnh đó cũng cần các yếu tố như cung cấp năng lượng xanh và cơ sở hạ tầng tốt hơn", ông nói.

Việc nền kinh tế phải phát triển "xanh" cũng được các chuyên gia của ADB xem là xu hướng bắt buộc cho Việt Nam và khu vực. Minh chứng hiện nay là Việt Nam đang phải tăng cường nỗ lực xây dựng khung định giá carbon, quản lý hiệu quả thiệt hại do phát thải trong quá trình phát triển kinh tế.

Đây không phải nhiệm vụ đơn giản. Tại hội nghị thường niên ở Incheon (Hàn Quốc), chuyên gia của ADB đã trình bày những nghiên cứu về lợi ích và chi phí cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Nhà kinh tế trưởng của ADB Albert Park cũng lưu ý rằng còn rất nhiều quốc gia không thể thực hiện lời cam kết về phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu.

"Tôi nghĩ cần cho các nước thời gian để hiện thực hóa cam kết. Chúng ta vẫn chưa tới thời hạn 2030 cho việc thực hiện các mục tiêu khác nhau này. Vì vậy tôi nghĩ vẫn có thể lạc quan là sẽ có tiến triển, và thực tế đã có một số tiến triển. Ví dụ, năng lượng tái tạo đã tăng đáng kể. Với sự gia tăng trong đầu tư, đa số năng lượng mới là năng lượng tái tạo, và các dự án mới đều là dự án dùng năng lượng tái tạo", ông Park nói với Tuổi Trẻ.

3 chiến lược của phương Tây trong thời “tái toàn cầu hóa” - Nguồn: Atlantic Council - Dữ liệu: NHẬT ĐĂNG - Đồ họa: T.ĐẠT

3 chiến lược của phương Tây trong thời “tái toàn cầu hóa” - Nguồn: Atlantic Council - Dữ liệu: NHẬT ĐĂNG - Đồ họa: T.ĐẠT

Kinh tế châu Á tìm hướng đi mớiKinh tế châu Á tìm hướng đi mới

Cần tăng tốc phát triển nhưng cũng vẫn phải đảm bảo tính bền vững, châu Á đang đối mặt áp lực kép trong bối cảnh ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong bức tranh kinh tế toàn cầu.

Xem thêm: mth.15333542290503202-aoh-uac-naot-iat-ioht-a-uahc-et-hnik/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế châu Á thời 'tái toàn cầu hóa'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools