Ngay sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 10 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào tuần trước, có thêm các dữ liệu kinh tế được công bố như dữ liệu việc làm. Ngày mai (11/5) sẽ có thêm dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 (thước đo của lạm phát). Trước các thông tin này, các nhà đầu tư Mỹ đang có những thay đổi gì trong quan điểm về bước đi tiếp theo của FED, cũng như tác động đối với nền kinh tế?
Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp. Chưa có tín hiệu gì cho thấy Cơ quan này sẽ dừng việc tăng lãi suất tại đây dù thị trường vẫn nuôi hy vọng. Tuy nhiên, hy vọng đó có thể đã thay đổi.
CNBC cho biết cả 3 chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ hôm thứ Ba (9/5) bị mất điểm khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát và cả quá trình nâng trần nợ công.
Thứ Tư (10/5, theo giờ Mỹ) sẽ là công bố báo cáo về chỉ số giá tiêu dùng. Đây sẽ là gợi mở mới nhất cho thấy đường đi tiếp theo của lạm phát.
Trang Barron's công bố khảo sát của FED cho thấy lạm phát sẽ chậm lại, nhưng có thể không chậm như kỳ vọng, và vẫn là mức cao so với mục tiêu (2%) của FED.
Chủ tịch FED Jerome Powell. (Ảnh: Bloomberg)
Vì vậy, một số nhà đầu tư nghĩ đến phương án FED phải tăng lãi suất tiếp vào tháng 6. Bởi công cụ theo dõi FED của CME đang cho thấy tỷ lệ nhà đầu tư nghĩ tới phương án này đã tăng lên 17%, so với mức 0% của tuần trước.
Đó là dự đoán của một nhóm các nhà đầu tư. Tất cả, như FED từng nói, còn phải dựa trên số liệu thực tế trước từng cuộc họp. Kịch bản tốt là lạm phát sẽ thấp hơn cả mức mong muốn của thị trường. Còn kịch bản khó lường, có thể là nó vẫn đứng yên, hoặc chỉ giảm ít. Khi đó sẽ là "khó chồng khó" đối với FED.
CNN lo lắng mục tiêu chống lạm phát của FED hiện trở nên khó khăn hơn khi các dữ liệu kinh tế gần đây khá hỗn độn. Trong tháng 4 vẫn có 250.000 việc làm mới được tạo ra. Đây là sự gia tăng bất ngờ khi nhiều tín hiệu khác trước đó cho thấy việc tuyển dụng có thể đã chậm lại. Điều này có nghĩa FED vẫn có thể tăng lãi suất tiếp, thay vì dừng như các hy vọng trước đó.
Lấy hình ảnh Chủ tịch FED với phía sau là giông tố, trang Bloomberg nhận định FED có thể tránh được suy thoái, nếu không có khủng hoảng tín dụng và thế bế tắc trong trần nợ công. Chính sách thắt chặt tiền tệ của FED và khó khăn của các ngân hàng nhỏ đang gây áp lực cho các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ. Còn bế tắc trong thương lượng trần nợ công làm gia tăng rủi ro về tài chính. Nếu chính phủ Mỹ vỡ nợ, đây sẽ tác động lớn tới nền kinh tế, được so sánh như khủng hoảng tài chính năm 2008.
Trong 2 rủi ro này, các nhà đầu tư đang hy vọng rủi ro mang tính "chủ quan" là trần nợ công, sẽ được 2 chính đảng vì mục tiêu chung xem xét để nâng trước thời hạn 1/6 tới đây.
VTV.vn - Thất nghiệp thấp kỷ lục bất chấp lãi suất tăng, thị trường việc làm Mỹ vẫn rất "nóng". Đây là sức ép lớn nhất hiện nay cản trở khả năng FED hạ lãi suất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.35805531101503202-peit-taus-ial-gnat-eht-oc-def-naod-ud-ut-uad-ioig/et-hnik/nv.vtv