Ngày 10-5, Bộ trưởng Nội vụ Áo Gerhard Karner cho biết các công nhân viên chức không được phép cài TikTok trên điện thoại di động sử dụng cho mục đích công việc.
“(TikTok) sẽ bị cấm trên điện thoại di động công việc”, ông Karner nói với báo giới trước cuộc họp nội các hàng tuần.
Khi được hỏi liệu nhân viên chính phủ có thể tiếp tục sử dụng TikTok hay không, ông Karner xác nhận họ vẫn có thể dùng ứng dụng này trên điện thoại cá nhân, nằm ngoài mạng lưới công việc trong chính quyền.
Trước Áo, Anh, Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cấm cửa TikTok vì lo ngại an ninh.
Hai cơ quan hoạch định chính sách lớn nhất của EU cũng cấm ứng dụng này từ hồi tháng 3 năm nay.
TikTok là ứng dụng chia sẻ video thuộc sở hữu của ByteDance, một công ty công nghệ của Trung Quốc.
Nhiều quốc gia đang chú ý tới TikTok vì lo ngại Bắc Kinh có thể thu thập dữ liệu người dùng thông qua ứng dụng này, từ đó thực hiện các kế hoạch riêng của mình. TikTok đã phủ nhận các nghi vấn trên.
Hôm 25-3, các nghị sĩ Mỹ đã chất vấn giám đốc điều hành (CEO) TikTok Shou Zi Chew (Châu Thụ Tư) trong gần sáu giờ.
Tại phiên điều trần, ông Chew dành phần lớn thời gian để cố gắng bác bỏ cáo buộc TikTok hoặc công ty mẹ ByteDance là công cụ của chính quyền Trung Quốc.
Ông Chew nói với Ủy ban Năng lượng và thương mại Hạ viện Mỹ rằng TikTok ưu tiên sự an toàn của người dùng trẻ và phủ nhận TikTok gây rủi ro cho an ninh quốc gia Mỹ.
Trò đùa 'ngày hợp pháp để hiếp dâm' từng bị đánh sập hai năm trước lại xuất hiện trên TikTok, bất chấp nền tảng này cam kết loại bỏ các nội dung độc hại.
Xem thêm: mth.49953637101503202-ceiv-gnoc-iaoht-neid-nert-kotkit-iac-cuhc-gnoc-mac-oa/nv.ertiout