vĐồng tin tức tài chính 365

Giải ngân đầu tư công chậm do 'vốn chờ dự án đủ thủ tục'

2023-05-11 16:31

Sáng 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết năm 2022, GDP tăng 8,02%, cao nhất 10 năm và vượt mục tiêu đề ra, lạm phát dưới 4%.

Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, sức ép lạm phát tăng. Các thị trường tài chính, tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, nhất là vốn ODA. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến cuối tháng 1 mới đạt hơn 77% kế hoạch, thấp hơn so với năm 2021. Hiện, 60% bộ, 28% địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 75% kế hoạch.

Tỷ lệ giải ngân vốn của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế đạt thấp, trên 27%, nên chưa tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Bộ trưởng Phớc nói, còn tình trạng "vốn chờ dự án đủ thủ tục", dự kiến vốn trước rồi mới tiến hành làm thủ tục đầu tư.

"Luật Đầu tư công quy định có tiền thì mới được lập dự án, nhưng lập dự án rồi thì mới được phân bổ tiền, cho nên bị vướng", ông nói.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu sáng 11/5. Ảnh: Hoàng Phong

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu sáng 11/5. Ảnh: Hoàng Phong

Ngoài ra, giá nguyên, nhiên vật liệu, xăng dầu tăng cao trong những tháng đầu năm 2022. Nguồn cung cát, đất để san lấp mặt bằng khan hiếm. Nhà thầu thi công cầm chừng, có tâm lý chờ cập nhật chỉ số giá vật liệu xây dựng phù hợp với thị trường.

Theo Bộ trưởng Tài chính, dự báo, phản ứng chính sách chưa theo kịp yêu cầu đề ra. Một số cơ quan, đơn vị, cán bộ chưa "phát huy hết thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ được giao" và còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm.

Đại diện cơ quan thẩm tra, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phạm Thúy Chinh nhận xét, việc lập kế hoạch đầu tư vốn ngân sách chưa sát với khả năng thực hiện, dẫn đến không phân bổ được hết vốn được giao.

Việc phân bổ, giao vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa hoàn thành. Đến nay, Chính phủ mới trình Quốc hội để phân bổ số vốn còn lại 280.000 tỷ đồng.

"Nếu loại trừ khoản giải ngân kế hoạch vốn địa phương giao tăng thêm từ nguồn vượt thu thì tỷ lệ giải ngân còn thấp hơn số Chính phủ đã báo cáo", Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách nói.

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu sáng 11/5. Ảnh: Hoàng Phong

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung phát biểu sáng 11/5. Ảnh: Hoàng Phong

Giải trình sau đó, Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Đỗ Thành Trung đồng tình việc giải ngân dự án thuộc chương trình phục hồi còn tồn đọng. Ông cho hay, các cấp ngành đã có văn bản hướng dẫn kịp thời nhưng việc hoàn thiện thủ tục, chuẩn bị của các bộ, ngành với dự án còn nhiều hạn chế.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư - cơ quan tổng hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, đã bắt tay sửa đổi hai nghị định liên quan đến điều hành thực hiện. Năm 2023, vốn đầu tư công cần giải ngân khoảng 711.000 tỷ đồng, tăng 25% so với 2022. Quốc hội đã thống nhất, quyết nghị và cho Chính phủ giao chi tiết 707.000 tỷ đồng.

Đến nay, hơn 90% tổng số vốn Quốc hội quyết nghị đã được giao và tỷ lệ giải ngân đạt gần 16%.

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cũng lý giải, theo chu kỳ của đầu tư công, những tháng đầu năm là thời gian giải quyết khối lượng của năm ngoái nên tỷ lệ giải ngân thường thấp.

"Chính phủ đã lập nhiều đoàn công tác và giao cho thành viên Chính phủ đôn đốc từng địa phương, nhiều giải pháp được đưa ra để thúc đẩy giải ngân vốn công nhanh hơn, hỗ trợ cho nền kinh tế", ông Trung nói.

Sơn Hà

Xem thêm: lmth.4593064-cut-uht-ud-na-ud-ohc-nov-od-mahc-gnoc-ut-uad-nagn-iaig/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải ngân đầu tư công chậm do 'vốn chờ dự án đủ thủ tục'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools