Tuy nhiên, một lần nữa Mỹ đang nhắc nhở thế giới rằng, việc vỡ nợ thực sự vẫn có thể xảy ra. Như trong năm 2011, 2013 và hiện nay, Mỹ lại lao vào “trần nợ”, một công cụ chính trị đặt ra giới hạn (hiện tại là 31,4 nghìn tỷ USD, tương đương 117% GDP) đối với tổng khoản vay của chính phủ. Sau đó, Quốc hội phải đồng ý tăng hoặc bỏ mức trần để ngăn cản khả năng Bộ Tài chính không thể thực hiện thanh toán trái phiếu hoặc đáp ứng các nghĩa vụ chi tiêu.
Lần này, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo rằng, chính phủ có thể cạn kiệt tiền mặt và các thủ tục kế toán ngay sau ngày 1/6. Do đó, các nhà lãnh đạo quốc hội đã tập trung tại Phòng Bầu dục với Tổng thống Joe Biden vào ngày 9/5 cho giai đoạn đàm phán đầu tiên, nhưng đó là một chặng đường dài để có thể đưa ra một thỏa thuận.
Vào bối cảnh hiện tại, Quốc hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát đang cố gắng giành lấy sự nhượng bộ từ Tổng thống Biden khi uy tín trả nợ của quốc gia đang ở thế cân bằng. Hai bên gần như chắc chắn sẽ tìm ra cách để tránh thảm họa. Nhưng chỉ một thoáng với nguy cơ vỡ nợ cũng đã khiến các nhà giao dịch phố Wall phải nỗ lực tìm cách bảo vệ các khoản đầu tư của họ.
Để hiểu lý do tại sao, hãy xem xét vỡ nợ có nghĩa là gì trong trường hợp này. Tín phiếu Kho bạc ngắn hạn (T-bill) là tài sản gần nhất với tài sản phi rủi ro. Điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn yêu thích của các nhà quản lý tiền mặt của công ty (những người muốn có lợi nhuận cực kỳ an toàn) và bất kỳ nhà giao dịch nào cần gửi tài sản thế chấp (phải giữ giá trị của nó và dễ bán). Nếu rủi ro xảy ra với loại tín phiếu này, các công ty sẽ bỏ lỡ các khoản thanh toán cho nhau và bánh xe thương mại sẽ dừng lại một cách đau đớn. Chúng có thể làm cho tài sản thế chấp của các nhà giao dịch biến mất và các hợp đồng tài chính sẽ bắt đầu sụp đổ, gây ra sự hỗn loạn trên thị trường toàn cầu.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư đang gấp rút tự bảo vệ mình. Những lời kêu gọi về việc thanh toán các T-bill sắp đáo hạn trước khi có bất kỳ khả năng vỡ nợ nào đã làm phát sinh những biến động mạnh về lợi tức của tài sản an toàn nhất thế giới. Lợi suất của T-bill kỳ hạn 1 tháng là 4,7% vào đầu tháng 4. Trong ba tuần tiếp theo, lợi suất đã giảm xuống 3,4%, ngay cả khi Fed chuẩn bị tăng lãi suất lên phạm vi 5% - 5,25%.
Trái phiếu Kho bạc dài hạn cho đến nay có vẻ an toàn hơn, với giả định rằng một vụ vỡ nợ thực sự sẽ khiến các chính trị gia sốc vì sự “bướng bỉnh” của họ và sẽ nhanh chóng được chấn chỉnh. Tuy nhiên, chi phí để đảm bảo trái phiếu Kho bạc 5 năm khỏi vỡ nợ, từng được định nghĩa là “ném tiền đi” vì là điều rất khó để xảy ra, đã tăng gấp bốn lần trong 12 tháng qua (thực tế được thừa nhận một phần là do thị trường thiếu thanh khoản).
Trong khi đó, thị trường chứng khoán có vẻ lung lay. Các nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản Pimco lưu ý rằng, trong hơn 10 năm qua, chỉ số S&P 500 đã giảm trung bình 6,5% trong tháng trước thời hạn trần nợ - mặc dù những điều này luôn được đáp ứng. Vào năm 2013, trong lần bế tắc về trần nợ trước đó, các quan chức của Fed đã mô phỏng các tác động của tình trạng vỡ nợ kéo dài một tháng. Họ ước tính rằng, giá cổ phiếu sẽ giảm 30% và đồng đô la giảm 10%.
Theo The Economist, trong khi chờ đợi một thỏa thuận mới về trần nợ, tình hình chính trị của Mỹ sẽ ngăn cản một thỏa thuận sớm, và nó có thể khiến thị trường hoảng loạn để buộc phải đạt được một thỏa thuận nào đó. Vỡ nợ vẫn là kết quả ít có khả năng xảy ra nhất, nhưng khi các nhà đầu tư nhận thức sâu sắc, nó không còn là điều không tưởng nữa.