vĐồng tin tức tài chính 365

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ hàng đầu

2023-05-11 16:58
Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 là 53.887 tỷ đồng.

Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 là 53.887 tỷ đồng.

Chính phủ xác định tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế, chính sách về đầu tư công, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp.

Theo chương trình phiên họp thứ 23, cuối giờ sáng nay (11/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2022.

Chính phủ đánh giá, việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2022 theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 53.887 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2022, ước quy mô nợ công của Việt Nam bằng khoảng 3,6 triệu tỷ đồng, tương đương 38% GDP (giảm so với mức 43,1% GDP năm 2021); cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ tiếp tục được cải thiện theo kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và định hướng Chiến lược nợ công đến năm 2030 đã đề ra.

Báo cáo cũng nêu mục tiêu của Chính phủ phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn NSNN năm 2022 đạt 95-100% kế hoạch, giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương (NSĐP), giải ngân tối thiểu 50% vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội được giao, yêu cầu tổng khối lượng huy động vốn vay của Chính phủ năm 2022 khoảng 619.492 tỷ đồng.

Ước thực hiện huy động vốn của Chính phủ năm 2022 tối đa 272.000 tỷ đồng (40,4% kế hoạch), trong đó huy động vốn vay trong nước chiếm khoảng 79,0%, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Việc giảm huy động trái phiếu Chính phủ sẽ giảm dư nợ công, dư nợ Chính phủ, tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ nguồn bù đắp nhu cầu bội chi và trả nợ gốc.

Ngoài ra, đánh giá rút vốn vay nước ngoài năm 2022 khoảng 57.000 tỷ đồng; bên cạnh đó để tạo nguồn lực cho các năm tiếp theo, Bộ Tài chính đã hoàn thành đàm phán, ký kết 03 hiệp định vay nước ngoài với tổng giá trị dự kiến khoảng 178,5 triệu USD chủ yếu từ các nguồn Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức.

Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra nhiều hạn chế, trong đó có tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Công tác xử lý một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả vẫn còn hạn chế.

Công tác triển khai phân bổ chi NSNN chậm, nhất là các nhiệm vụ chi thuộc Chương trình phục hồi, Chương trình mục tiêu quốc gia, giao chi tiết các nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2022 của một số bộ, ngành, địa phương.

Cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tiến độ đề ra, nhất là đối với vốn ODA, ưu đãi nước ngoài; còn nhiều dự án sử dụng vốn ngoài nước triển khai chậm, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện và làm tăng phần phí cam kết phải trả trên số vốn chưa giải ngân.

Áp lực tăng vay, điều kiện thị trường vốn quốc tế và trong nước không thuận lợi dẫn đến mặt bằng lãi suất tăng, phản ứng chính sách của các nước cũng gây sức ép giảm giá đồng Việt Nam, ảnh hưởng nghĩa vụ trả nợ; hệ thống pháp luật trong nước có nhiều thay đổi đáng kể dẫn đến sự khác biệt ngày càng tăng giữa quy định của nhà tài trợ và quy định pháp luật trong nước, nhất là về vấn đề thuế, quyền miễn trừ đối với bên cho vay, đấu thầu, ký hợp đồng thương mại,...

Về nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, Chính phủ xác định thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2023 đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,5%, quy mô GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD/người.

Giải pháp được xác định là siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN; điều hành chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.

Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn NSNN đến ngày 31/12/2021 để hủy bỏ, thu hồi về NSNN các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định, báo cáo nêu rõ.

Giải pháp tiếp theo được nêu tại báo cáo là tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; các cấp, các ngành quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong năm 2023.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cả về thể chế, cơ chế, chính sách, trên nguyên tắc cấp nào ban hành, cấp đó phải tháo gỡ, trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo cấp trên trực tiếp, Chính phủ nhấn mạnh.

Xem thêm: lmth.202123tsop-uad-gnah-uv-meihn-al-gnoc-ut-uad-nagn-iaig-ihp-gnal-gnohc-meik-teit-hnah-cuht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ hàng đầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools