Từ ngân hàng "em út", thuộc diện nhỏ nhất, trẻ nhất trong hệ thống, phải tái cơ cấu, TPBank hiện nay đã có vị thế khác biệt, nằm trong top dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh và không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ để hướng đến Ngân hàng số 1 về công nghệ số tại Việt Nam.
Sau 10 năm, những ông chủ là "người ngoại đạo" từ FMCG đến đã thành công trong việc tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém, đưa TPBank trở thành ngôi sao sáng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tổng tài sản và là điển hình thành công về ngân hàng số.
Ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua hơn 70 năm hình thành và phát triển, đến nay hệ thống có tới hơn 30 ngân hàng thương mại. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, vị thế các nhà băng trên thị trường có phân hóa mạnh mẽ. Có nhiều thương hiệu dù đã tồn tại lâu nhưng chưa hẳn dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, có những ngân hàng "trẻ tuổi", nhờ chiến lược kinh doanh khác biệt đã vươn lên top đầu, khẳng định vị thế trên thị trường.
TPBank – một trong những ngân hàng "trẻ" nhất trong hệ thống là trường hợp điển hình. Nhìn vào vị thế hiện nay của TPBank, ít ai còn nhớ rằng ngân hàng từng trải qua giai đoạn rất khó khăn khi rơi vào 9 tổ chức tín dụng yếu kém năm 2011. Trong khi hầu hết các ngân hàng chọn sáp nhập, hợp nhất thì Tienphongbank (tên gọi của TPBank ngày đó) tiến hành tự tái cấu trúc và trở thành trường hợp điển hình cho việc tự tái cơ cấu thành công xuất sắc nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đến nay, TPBank không chỉ "hồng da thắm thịt" trở lại, mà còn có được "thế cờ" vững chắc của mình trên thị trường. Ngày 5-5-2023 vừa qua, nhà băng này đã chính thức kỷ niệm 15 năm thành lập với nhiều thành công rực rỡ.
TPBank hiện nay có quy mô dư nợ tín dụng đứng thứ 15 trong hệ thống. Năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 7.800 tỉ đồng, tăng 120 lần so với năm đầu tiên thành lập. Trong nhiều năm gần đây, TPBank liên tục nằm trong Top 10 ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất.
15 năm tiên phong hành trình số, 10 năm sau cuộc tái cơ cấu, TPBank của ngày hôm nay đã khẳng định vị thế ngân hàng số 1 về hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực công nghệ cũng như sở hữu một hệ sinh thái số toàn diện ở mọi kênh giao tiếp khách hàng. Nhắc tới chuyển đổi số của ngành ngân hàng, là nhắc tới TPBank. Sự công nhận này như một mệnh đề bất di bất dịch trong giới công nghệ - ngân hàng, được minh chứng bởi nhiều giải thưởng, xếp hạng trong và ngoài nước cũng như thông qua những chỉ số không thể ấn tượng hơn của TPBank sau tái cơ cấu.
Nhờ tiên phong số hóa, số lượng khách hàng của TPBank liên tục tăng trưởng, đặc biệt năm 2022 thu hút thêm 3,7 triệu khách hàng, nâng tổng số lượng khách hàng cá nhân lên 8,5 triệu. Trong khi trước đó ngân hàng phải mất tới 11 năm để có được 3 triệu khách hàng đầu tiên. Ngoài ra, một chỉ số khác cho thấy hiệu quả của LiveBank và App ngân hàng số là tỉ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên ngày một cải thiện, tăng gấp 4,5 lần trong vỏn vẹn 5 năm qua. Việc đi tắt đón đầu về mặt công nghệ cách đây 7 năm chính là bước ngoặt lớn góp phần tạo nên những thành công ngày nay của TPBank.
Sau 15 năm chuyển mình, từ một "small guy" luôn mang trong mình "big dream" về ngân hàng số, TPBank đang trở thành một "big boy" của hệ thống ngân hàng. Nhưng thực tế, TPBank chỉ có con đường là đẩy mạnh số hóa, để phục vụ hàng triệu khách hàng khi số lượng chi nhánh chỉ ở mức vừa phải. Nếu không chuyển sang ngân hàng số, TPBank sẽ không thể đạt được tầm cỡ và được khách hàng tin dùng nhiều như hiện tại. Đó cũng là cơ sở để TPBank đầu tư mạnh, triển khai những giải pháp ngân hàng số mang tính đột phá, được "may đo" với từng nhu cầu tài chính và thói quen của từng khách hàng. Không ngại cạnh tranh, không sợ bị sao chép, TPBank luôn có cách tiếp cận liên tục đổi mới để phục vụ khách hàng ở mọi kênh giao tiếp.
Ở giai đoạn sáng tạo số hiện tại, việc TPBank tập trung số hóa các quy trình nội bộ, thiết lập các bot thông minh áp dụng AI & API, ChatGPT, giảm thiểu các công việc thủ công, tận dụng công nghệ mới nhất còn phát huy tối đa năng lực nhân sự, nhất là nhân sự IT. Việc gia tăng tự động hóa và mức độ số hóa, cũng như xây dựng hệ thống năng lực số vững mạnh không chỉ giúp TPBank gia tăng hiệu quả cao trong việc để phục vụ khách hàng mà còn tạo sự phát triển bền vững cũng như truyền cảm hứng chuyển đổi một cách bền vững cho cộng đồng.
TPBank cũng góp mặt vào nhiều bảng xếp hạng lớn trong và ngoài nước với thứ hạng rất cao. Chẳng hạn, TPBank đứng Top 1 trong các ngân hàng Việt lọt vào danh sách ngân hàng mạnh nhất châu Á – Thái Bình Dương do The Asian Banker công bố năm 2022. Ngoài ra, từ năm 2018 đến nay, TPBank liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A, là thứ hạng cao nhất căn cứ theo Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy sức mạnh toàn diện trong hệ thống quản trị của TPBank.
Trong thông điệp của chủ tịch TPBank nhân kỷ niệm 15 năm, ông Đỗ Minh Phú cho biết: "Ở tuổi 15, TPBank đã sẵn sàng với vận hội thênh thang của kỷ nguyên số, với nhiệm kỳ mới của Hội đồng Quản trị vừa được Đại hội đồng Cổ đông Thường niên 2023 bầu chọn và Chu kỳ Chiến lược thứ III 2023-2028, Chúng tôi sẽ tiếp tục là ngân hàng kiến tạo nhiệt thành và đồng hành truyền cảm hứng cho đời sống số của hàng chục triệu khách hàng Việt Nam. TPBank sẽ tiếp tục vươn lên trên con đường trở thành Tập đoàn tài chính tư nhân vững mạnh, nâng tầm vị thế trong nước và vươn tầm khu vực".
Bởi vậy, trong chặng đường sắp tới, TPBank hoàn toàn có thể tự tin với những kinh nghiệm và năng lực của mình, sẽ tiếp tục kiến tạo thành công để duy trì vị thế khác biệt, không ngừng thay đổi để vươn lên trước những diễn biến mới của nền kinh tế. Trong đó, chuyển đổi số và lấy khách hàng làm trọng tâm vẫn được ngân hàng xác định là chiến lược dài hạn để tiếp tục cung cấp những giải pháp tài chính mới mẻ, vượt trội so với thị trường.
Xem thêm: mth.41334825121503202-knabpt-o-yk-naht-ahp-tub-man-51/et-hnik/nv.moc.dln