vĐồng tin tức tài chính 365

‘Việt Nam chưa có ngân hàng số đúng nghĩa’

2023-05-13 03:50
‘Việt Nam chưa có ngân hàng số đúng nghĩa’ - Ảnh 1.

Những năm gần đây các ngân hàng lớn chi rất lớn cho chuyển đổi số - Ảnh: TPB

Cần sớm có hành lang pháp lý cho ngân hàng số

Tại tọa đàm khoa học Hoàn thiện thể chế thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong chuyển đổi số quốc gia do Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) phối hợp cùng Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính tổ chức hôm nay 12-5, các chuyên gia đã cho rằng cần sớm có hành lang pháp lý để Việt Nam có ngân hàng số đúng nghĩa.

Ông Dương Quốc Anh - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho hay trong 30 ngân hàng trên thị trường, chỉ có khoảng 10 ngân hàng lớn có khả năng đầu tư lớn như vậy. 

Còn lại 20 ngân hàng rất chật vật để số hóa do khó khăn về nhân lực, chi phí đầu tư và vận hành số hóa rất lớn, quan trọng chính là vấn đề pháp lý.

Chính phủ đã có Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử (eKYC) phục vụ chuyển đổi số quốc gia…

Riêng Ngân hàng Nhà nước cũng có các quyết định, thông tư hướng dẫn. Nhưng các quy định cho số hóa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng vẫn chưa rõ ràng, chưa đồng bộ. Một số quy định về thủ tục, quy trình đang tồn tại nghịch lý là dù số hóa nhưng vẫn yêu cầu giao dịch trực tiếp, Bên cạnh đó, chưa có nguồn dữ liệu xác định khách hàng qua kho dữ liệu dân cư.

Các quy định về hợp đồng điện tử, chữ ký số, tài sản số chưa bắt kịp với quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra còn thiếu các quy định về bảo mật thông tin khách hàng, trong bối cảnh vừa qua, các vụ lộ lọt thông tin đã khiến cho nhiều người dân lo lắng.

Mỗi ngày giao dịch thanh toán qua ngân hàng đến 40 tỉ USD

Trong khi đó giao dịch thanh toán qua ngân hàng tăng rất nhanh. Trước đây, một ngày chỉ có khoảng 50.000 giao dịch thanh toán qua ngân hàng, hiện nay lên đến 8 triệu giao dịch/ngày, với giá trị giao dịch lên đến 40 tỉ USD.

Các ngân hàng và trung tâm thanh toán kết nối liên thông, tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp, nhờ đó gần như miễn phí dịch vụ.

Cùng với ngân hàng, fintech phát triển rất nhanh và tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, do môi trường pháp lý chưa rõ ràng, đầy đủ; niềm tin của người tiêu dùng và thị trường còn ở mức độ khiêm tốn, nên những hoạt động của các fintech hiện nay còn rất nhiều hạn chế so với tiềm năng.

Theo các chuyên gia, trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi này, Chính phủ đã kịp thời bổ sung một số nội dung cần thiết hỗ trợ cho việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Tuy nhiên, dự thảo luật còn có một số vấn đề cần xem xét thêm do chưa có những quy định cho phép các công ty fintech được tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng.

Việc dự thảo luật chỉ quy định chung chung, có thể dẫn đến trường hợp xuất hiện các chủ thể không phải là tổ chức tín dụng như các công ty fintech, có thể không thuộc đối tượng điều chỉnh của dự thảo luật, không có cơ sở để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết.

Để hoàn chỉnh hơn nữa thể chế hỗ trợ việc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các chuyên gia kiến nghị cần bổ sung những quy định về nguyên tắc chung tại dự thảo luật.

Từ đó sẽ có cơ sở giao Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát việc ứng dụng công nghệ và triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trong hoạt động tài chính ngân hàng có sự tham gia của các công ty fintech.

Ngân hàng chạy đua số hoá để đổi lấy trải nghiệm khách hàngNgân hàng chạy đua số hóa để đổi lấy trải nghiệm khách hàng

TTO - Các ngân hàng càng mạnh tay cho chuyển đổi số. 94% ngân hàng đến nay đã nghiên cứu, xây dựng chiến lược thậm chí triển khai chuyển đổi số trên thực tế.

Xem thêm: mth.57995150221503202-aihgn-gnud-os-gnah-nagn-oc-auhc-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Việt Nam chưa có ngân hàng số đúng nghĩa’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools