vĐồng tin tức tài chính 365

Thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tăng nguy cơ đột quỵ ra sao?

2023-05-13 12:19

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 - cho biết thời tiết có ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.

Nguy cơ tạo huyết khối

Một trong những tình huống thời tiết có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ là khi thời tiết quá lạnh, quá nóng, đặc biệt khi kèm với khí hậu ẩm ướt.

Ngoài ra với thời tiết quá nóng ẩm, cơ thể mất nước khá nhiều sẽ dễ tạo ra huyết khối trong mạch máu (đặc biệt là hệ tĩnh mạch). Nguy cơ càng cao khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, hoặc khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C.

Ngược lại khi thời tiết quá lạnh, chúng ta thường uống nước không đủ, điều này làm cơ thể thiếu nước cũng có thể dẫn đến việc tạo ra các huyết khối.

Như vậy thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể gây ra các tác động đến sự co dãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim. Sẽ càng nghiêm trọng đối với những bệnh nhân lớn tuổi, có sẵn bệnh nền như cao huyết áp nhưng không được kiểm soát tốt.

Thời tiết (nóng hay lạnh) là yếu tố thúc đẩy, hơn là xem nó như một nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ - Ảnh: XUÂN MAI

Thời tiết (nóng hay lạnh) là yếu tố thúc đẩy, hơn là xem nó như một nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ - Ảnh: XUÂN MAI

Thời tiết là nguyên nhân của đột quỵ?

Trả lời câu hỏi thời tiết có thể được xem là nguyên nhân của đột quỵ hay không, ông Thắng dẫn chứng một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thời tiết và đột quỵ.

Tại hội nghị của Hội Tim mạch châu Âu 2022, bác sĩ Fujimoto đã trình bày một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, bao gồm 3.367 cư dân trên 65 tuổi, tại TP Okayama.

Kết quả cho thấy mối liên quan với đột quỵ rõ nhất là thời điểm một tháng sau mùa mưa. Cứ mỗi 1 độ C tăng thêm, nguy cơ đột quỵ xuất huyết não tăng thêm 24%, nguy cơ đột quỵ thiếu máu não tăng 36%. Nghiên cứu này đã cho thấy mối liên quan giữa thời tiết nóng với nguy cơ đột quỵ trong cộng đồng.

Một nghiên cứu khác thực hiện tại tám thành phố ở Trung Quốc, có số lượng dân số rất lớn (48 triệu). Nhiệt độ mùa lạnh dao động từ 4-23 độ C, và mùa nóng từ 28-34 độ C.

Kết quả cho hay cả hai loại thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, tác động của thời tiết lạnh chỉ nằm trong hai tuần đầu, tác động của thời tiết nóng nằm trong ba ngày đầu tiếp xúc.

Như vậy các thời điểm chuyển khí hậu là thời gian có nguy cơ cao, còn sau đó nguy cơ sẽ giảm dần do cơ thể đã kịp thích nghi.

Dù vậy những nghiên cứu này đều là các số liệu hồi cứu, ngoài ra cũng có khá nhiều yếu tố gây nhiễu chưa được tính đến. Ví dụ như các phương tiện chống nóng như việc sử dụng máy lạnh, hoặc máy sưởi ra sao; khuynh hướng chúng ta thường hạn chế ra khỏi nhà trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt chưa được tính đến…

Tại Việt Nam, ông Thắng cho hay hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời tiết với đột quỵ, dù về mặt cảm nhận chủ quan chúng ta có thể ghi nhận được mối liên quan này.

"Trong phần lớn các trường hợp, có thể hiểu thời tiết (nóng hay lạnh) là yếu tố thúc đẩy, hơn là xem nó như một nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ. Ngoại trừ trường hợp khi nhiệt độ cơ thể bị đẩy lên cao trên 40 độ C, có thể gây ra đột quỵ do tăng thân nhiệt", ông kết luận.

Máy lạnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ

Trước một trường hợp bị đột quỵ gần đây sau khi đi nắng về nhà mở quạt và máy lạnh ngay, PGS Thắng cho rằng việc mở máy lạnh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ.

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch và Đột quỵ Hoa Kỳ hiện nay, khi cấp cứu những trường hợp đột quỵ do tăng thân nhiệt, chúng ta nên làm giảm thân nhiệt ngay cho bệnh nhân bằng các biện pháp như: tắm nước lạnh, sử dụng đá hạ nhiệt, quạt và máy lạnh.

Như vậy, việc sử dụng máy lạnh không thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ, mà nhiều khả năng do thời tiết nắng nóng gây mất nước, dẫn đến việc hình thành huyết khối, đặc biệt đối với hệ mạch máu xơ vữa do bệnh nền cao huyết áp trước đó.

Để phòng tránh đột quỵ trong mùa nắng, ông Thắng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Không nên hoạt động thể lực quá mức vào những lúc nắng nóng.

Uống nước lạnh nhiều, tránh để cơ thể trong tình trạng thiếu nước. Sử dụng quạt, máy lạnh là những biện pháp làm giảm nhiệt độ một cách hữu hiệu.

Cần kiểm soát chặt các bệnh nền, đặc biệt là cao huyết áp vì huyết áp có thể bị đẩy lên rất cao trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Người lớn tuổi, béo phì và có nhiều bệnh nền kèm theo được xem là những đối tượng có nguy cơ cao.

Mùa nắng nóng, nên coi chừng đột quỵ do nhiệtMùa nắng nóng, nên coi chừng đột quỵ do nhiệt

Đột quỵ là một trong các vấn đề nguy cấp và nặng nhất có thể gặp trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Tình trạng này dễ xảy ra khi cơ thể bị quá nóng do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng tại nơi có nhiệt độ cao.

Xem thêm: mth.25233641221503202-oas-ar-yuq-tod-oc-yugn-gnat-hnal-caoh-gnon-auq-teit-ioht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tăng nguy cơ đột quỵ ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools