vĐồng tin tức tài chính 365

Hành trình dấu vân tay lật mặt tội ác - Kỳ cuối: Dấu vân tay có thể 'nói dối'?

2023-05-13 13:32
Brandon Mayfield cùng hai con ngay sau khi được trả tự do - Ảnh: spokesman.com

Brandon Mayfield cùng hai con ngay sau khi được trả tự do - Ảnh: spokesman.com

Trong quá trình điều tra vụ đánh bom hàng loạt vào các đoàn tàu hỏa ở ngoại ô Madrid (Tây Ban Nha) ngày 11-3-2004 làm 193 người chết và khoảng 2.000 người bị thương, các điều tra viên tìm thấy một dấu vân chìm (ký hiệu LFP17) trên một túi nhựa màu xanh đựng kíp nổ gần hiện trường.

Chất lượng dấu vân tay vô cùng quan trọng... Dấu vết càng nhỏ càng dễ bị biến dạng và cơ hội đối chiếu trùng khớp càng mông lung hơn.

CÉLINE WEYERMANN

Các giám định viên FBI bị hố!

Sau khi không tìm ra nguồn của dấu vân tay LFP17, cảnh sát Tây Ban Nha đã nhờ các đồng nghiệp trên thế giới trợ giúp. 

Tại Mỹ, các giám định viên FBI khẳng định chắc chắn 100% luật sư Brandon Mayfield ở Oregon là nguồn của LFP17 vì máy tính tìm thấy 15 đặc điểm trùng khớp trên dấu vân tay Mayfield.

Mặc dù không có thông tin nào cho thấy Mayfield đến Tây Ban Nha và anh cũng không có hộ chiếu hợp lệ, một số bằng chứng gián tiếp đã củng cố nghi ngờ của FBI như Mayfield đã cải đạo theo đạo Hồi, vợ anh sinh ra ở Ai Cập và anh từng đại diện cho một tên khủng bố bị kết án trong vụ tranh chấp quyền nuôi con. Mayfield đã trở thành đối tượng bị khám xét bí mật và giám sát điện tử.

Cảnh sát Tây Ban Nha phản đối kết luận giám định của FBI về dấu vân tay của Mayfield, song báo chí châu Âu lại đăng một nguồn tin rò rỉ nào đó cho rằng có một nghi can người Mỹ liên quan đến vụ đánh bom ở Tây Ban Nha.

Chính vì vậy, thay vì giám sát bí mật, ngày 6-5-2004 FBI phải bắt giữ Mayfield với tư cách nhân chứng vụ án. Do Mayfield là luật sư nên tòa án đã thay mặt anh thuê một giám định viên độc lập giám định dấu vân chìm LFP17. Giám định viên này đồng ý với kết luận giám định của FBI.

Hai tuần sau, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo với FBI đã nhận diện Ouhnane Daoud người Algeria là nguồn của dấu vân chìm LFP17. Lúc bấy giờ FBI mới trả tự do cho Mayfield. Nghi can khủng bố Daoud đã bị tiêu diệt trong quá trình cảnh sát đột kích. Các giám định viên FBI liên quan đã bị Hiệp hội Nhận dạng quốc tế (IAI) thi hành kỷ luật.

Trường hợp sai lầm đáng kinh ngạc của FBI trong vụ án Mayfield nêu trên là một trong trên 30 ca sai sót trên thế giới liên quan đến dấu vân chìm đã được chứng minh. 

Đây cũng là vụ xác định dấu vân chìm sai lầm đầu tiên của FBI bị phản bác công khai, trong đó phản bác mạnh mẽ nhất mang tính quyết định là báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ.

Trong bài viết "Bằng chứng hoàn hảo không tồn tại" đăng trên tạp chí của Đại học Lausanne (Thụy Sĩ), GS.TS Christophe Champod tại Trường Khoa học hình sự (Đại học Lausanne) nhận xét: "Không bao giờ có bằng chứng tuyệt đối".

Ông giải thích cần phân biệt dấu vết để lại tại hiện trường khác với dấu vân tay. Dấu vết là các dấu hiệu hữu hình hoặc vô hình mà người phạm tội sơ suất để lại tại hiện trường. Chúng thường không hoàn hảo và rời rạc. 

Còn dấu vân tay sẽ được thu thập trọn vẹn sau khi lăn tay hoặc quét kỹ thuật số 10 ngón tay. Ông ghi nhận trên thực tế hiếm khi các điều tra viên thu thập được dấu vân tay đầy đủ tại hiện trường.

TS Céline Weyermann tại Trường Khoa học hình sự nhận xét vẫn có thể tìm thấy dấu vân đầy đủ của năm ngón tay trên hiện trường, nhưng nếu các điều tra viên đến muộn thì càng khó thu thập được dấu vết tốt.

Điều này cho thấy chất lượng dấu vết vân tay vô cùng quan trọng. Khi dấu vết để lại có chất lượng tốt, xác suất trùng khớp ngẫu nhiên (tức xác suất quan sát được nhiều đặc điểm giống nhau giữa dấu vết và dấu vân tay đối chiếu) là một cơ hội trên 1 triệu.

Ngược lại, nếu chất lượng dấu vết quá tệ, xác suất trùng khớp có thể chỉ còn một trên 1 tỉ. Dấu vết càng nhỏ càng dễ bị biến dạng và cơ hội đối chiếu trùng khớp càng mông lung hơn.

Dấu vân chìm trên túi đựng kíp nổ được xác định nhầm là vân tay của Mayfield (a) và dấu vân tay của Mayfield lưu trong cơ sở dữ liệu của FBI - Ảnh: onin.com.

Dấu vân chìm trên túi đựng kíp nổ được xác định nhầm là vân tay của Mayfield (a) và dấu vân tay của Mayfield lưu trong cơ sở dữ liệu của FBI - Ảnh: onin.com.

Các nghiên cứu cải cách của FBI

Năm 2009, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ đã công bố báo cáo giải quyết một số vấn đề thiếu sót liên quan đến phương pháp nhận dạng dấu vân chìm. Báo cáo nhìn nhận: "Không phải mọi bằng chứng dấu vân tay đều tốt như nhau, bởi giá trị của bằng chứng được xác định bởi chất lượng của dấu vân chìm".

Trong bài nghiên cứu "Tai tiếng, lừa đảo và cải cách khoa học pháp y: Trường hợp phân tích dấu vân tay" đăng trên tạp chí West Virginia Law Review (Đại học West Virginia, Mỹ), GS.TS tội phạm học, luật và xã hội Simon A. Cole nhận định vụ án Mayfield đầy tai tiếng đã cho thấy không chỉ đơn thuần là cải cách mà còn phải thực hiện "cải cách của cải cách".

Sau vụ án Mayfield, phòng thí nghiệm của FBI đã ủy quyền cho một ủy ban đánh giá nội bộ để xem xét lại cơ sở khoa học của công tác giám định dấu vân tay. Năm 2006, ủy ban này ghi nhận phương pháp giám định dấu vân chìm hiện thời mang tính chủ quan hơn các ngành giám định khác nên đề nghị tổ chức kiểm tra "hộp đen" đối với các giám định viên và các phương pháp giám định.

Theo bài viết "Lịch sử và di sản nghiên cứu hộp đen dấu vân chìm" đăng trên tạp chí của Viện Tư pháp quốc gia (NIJ trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ), hai tác giả Lucas Zarwell và Gregogy Dutton ở NIJ giải thích: kiểm tra "hộp đen" nói ngắn gọn là kiểm tra một hệ thống từ đầu vào đến đầu ra để từ đó đánh giá tổng thể hệ thống. 

Cụ thể là đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp giám định, đo lường tỉ lệ mắc sai sót và cung cấp thông tin cần thiết để tòa án dựa vào đó nhận định có chấp nhận phương pháp giám định hay không.

Sau 5 năm nghiên cứu, năm 2011 tổ chức khoa học phi lợi nhuận Noblis hợp tác với FBI đã công bố kết quả nghiên cứu "hộp đen" để kiểm tra tính chính xác và độ tin cậy của các kết luận giám định dấu vân chìm. 

Nghiên cứu ghi nhận công tác giám định dấu vân chìm đạt độ tin cậy cao và mục đích là hướng đến tránh buộc tội sai. Theo nghiên cứu, các giám định viên FBI sai một lần trong 1.000 lần xác định hai mẫu dấu vân tay có cùng một nguồn; nhưng nếu xác định hai mẫu vân tay không cùng một nguồn, họ sai gần 8 lần trên 100 lần.

Kết quả nghiên cứu "hộp đen" đã được cộng đồng khoa học chấp nhận và được Hội đồng cố vấn về khoa học và công nghệ của tổng thống đánh giá mang tính bước ngoặt (báo cáo năm 2016). Tác động chính của nghiên cứu là lĩnh vực tòa án. Đã có một số tranh tụng tại tòa kiến nghị loại trừ kết luận giám định dấu vân chìm của FBI như trong vụ án của Donny Love, Sr..

Tuy nhiên, nghiên cứu này còn tác động đến nhiều lĩnh vực pháp y khác như dấu lòng bàn tay, vết máu, súng, chữ viết tay, giày dép và gần đây nhất là vết lốp xe và bằng chứng kỹ thuật số.

Giám định viên đối chiếu dấu vân tay tại Phòng dịch vụ thông tin tư pháp hình sự (CJIS) của FBI ở Clarksburg - Ảnh: fbi.gov

Giám định viên đối chiếu dấu vân tay tại Phòng dịch vụ thông tin tư pháp hình sự (CJIS) của FBI ở Clarksburg - Ảnh: fbi.gov

Rạng sáng ngày 4-5-2008, một vụ nổ xảy ra tại cửa trụ sở tòa án liên bang ở San Diego làm bay cánh cửa đồng thời phát tán rộng mảnh sát thương và đinh ốc. May mắn không ai bị thương. Tên đầu vụ Donny Love, Sr. cùng hai đồng phạm chế bom tự tạo gây nổ để báo tin lấy tiền thưởng và xin giảm án vì đang chịu án hình sự.

Tại tòa, bên bào chữa cho bị cáo Love đã kiến nghị kết quả giám định dấu vân chìm của các giám định viên FBI không đủ độ tin cậy nên không thể lấy đó làm chứng cứ tại tòa. Thẩm phán đã dẫn các nghiên cứu khoa học công bố trước đó để bác kiến nghị này. Năm 2015, Love bị kết án 55 năm tù giam và bồi thường tiền thiệt hại 325.000 USD.

Hành trình dấu vân tay lật mặt tội ác - Kỳ 5: Đủ cách xóa dấu vân tay để giấu tội ácHành trình dấu vân tay lật mặt tội ác - Kỳ 5: Đủ cách xóa dấu vân tay để giấu tội ác

Trong khi các cơ quan thực thi pháp luật sử dụng dấu vân tay để nhận dạng, những kẻ có ý đồ phạm tội cũng sử dụng đủ chiêu trò sửa, xóa dấu vân tay hòng che giấu danh tính thật.

Xem thêm: mth.97672912221503202-iod-ion-eht-oc-yat-nav-uad-iouc-yk-ca-iot-tam-tal-yat-nav-uad-hnirt-hnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hành trình dấu vân tay lật mặt tội ác - Kỳ cuối: Dấu vân tay có thể 'nói dối'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools