Dưới đây là những sự kiện tài chính quan trọng sắp diễn ra trên toàn cầu trong tuần 15-20/5:
1/ Nóng Hội nghị G7
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ diễn ra vào ngày 17/5 tại Niigata, Nhật Bản, Bộ trưởng tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G7 đã nhóm họp, trong đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tập trung vào 3 vấn đề chủ chốt: Giải quyết lạm phát toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và tăng gấp đôi hỗ trợ cho Ukraine. Nhưng nhiều đồng nghiệp của bà vẫn băn khoăn không hiểu bà thế nào để có thể ngăn chặn một vụ vỡ nợ thảm khốc có thể xảy ra ở Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã trì hoãn thời gian bắt đầu chuyến công du để dành thêm thời gian giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, sự chia rẽ trong lưỡng đảng ngày càng sâu sắc và Tổng thống Joe Biden đã ám chỉ rằng ông thậm chí có thể không đến được Hiroshima để dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7. Điều đó khiến cho các cuộc găp gỡ bên lê Hội nghị thượng đỉnh trở nên phức tạp, chẳng hạn như những cuộc họp giữa Nhật Bản với các đối tác khác, bởi Nhật Bản là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.
Nhật Bản là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.
2/ Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn người tái thiết đất nước
Hơn 85 triệu cử tri Thổ Nhĩ Kỳ ngày 14/5 tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội nước này. Đương kim Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, người đã giữ chức Tổng thống trong suốt hơn hai thập kỷ, phải đối mặt với cuộc chạy đua sít sao với đối thủ đối lập Kemal Kilicdaroglu. Nếu không có ứng cử viên nào giành chiến thắng hoàn toàn ở vòng đầu tiên, vòng thứ hai sẽ được lên kế hoạch vào ngày 28/5. Bất cứ ai chiến thắng đều có một nhiệm vụ đầy thách thức là đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng.
Giới quan sát cho rằng, bất kể ai là người chiến thắng, đều phải gánh vác một “sứ mệnh” vô cùng khó khăn, đó là đưa nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ thoát khỏi khủng hoảng, đặc biệt là tái thiết đất nước sau thảm họa động đất.
Số liệu thống kê gần đây nhất cho biết lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức vượt 50% trong tháng 3 và tỷ lệ thất nghiệp là khoảng 11%. Theo các chuyên gia tài chính, con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều, với lạm phát có thể lên tới hơn 100% và thất nghiệp là 23%. Trong khi đó, đồng nội tệ mất giá không phanh.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm giá kéo dài.
3/ Trắc trở thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Nga và Ukraine có thời hạn đến ngày 18 tháng 5 để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, thỏa thuận mà năm ngoái đã cho phép hàng xuất khẩu của Ukraine đi qua vùng an toàn để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Hai bên có thể gia hạn thỏa thuận, nhưng Nga cho biết họ sẽ từ bỏ thoảt thuận anỳ trừ khi yêu cầu loại bỏ các trở ngại đối với xuất khẩu của chính họ được đáp ứng. Cả hai đều nằm trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới và cung cấp cho một số nước nghèo nhất.
Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lúa mì kỳ hạn đã giảm hơn 50% so với mức cao kỷ lục. Giá lương thực thế giới đã hạ nhiệt và vụ thu hoạch sắp tới trên toàn cầu được dự báo là tốt. Điều đó cho thấy sự gián đoạn của thỏa thuận nếu xảy ra có thể không có tác động giống như lần phong tỏa ban đầu.
Nhưng giá của các mặt hàng chủ lực như bánh mì vẫn cao ngất ngưởng. Bánh mì ở Liên minh châu Âu trong tháng 3 có giá cao hơn gần 20% so với một năm trước. Tình trạng này còn tồi tệ hơn nhiều ở các nước đang phát triển, nơi phần lớn thu nhập của các hộ gia đình được chi cho thực phẩm.
Giá lương thực thế giới đã hạ nhiệt
4/ Những dữ liệu kinh tế Mỹ quan trọng với thị trường toàn cầu
Một loạt dữ liệu kinh tế quan trọng sắp được công bố sẽ làm sáng tỏ vấn đề liệu Mỹ có đang ngăn chặn được cuộc suy thoái do Cục Dự trữ Liên (Fed) bang tăng lãi suất hay không?
Dữ liệu doanh số bán lẻ Mỹ công bố vào thứ Ba (16/5) sẽ đánh giá tình hình chi tiêu của người tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế nước này. Doanh số bán lẻ trong tháng 3 đã giảm nhiều hơn dự kiến do người tiêu dùng cắt giảm mua xe cơ giới và các mặt hàng đắt tiền khác.
Các báo cáo về sản xuất công nghiệp và số lượng nhà mới xây dựng cũng sắp được công bố, trong khi cuộc khảo sát về sản xuất của Fed tại Philadelphia cũng có thể ảnh hưởng đến các thị trường toàn cầu trong những ngày tới.
Dữ liệu công bố tuần qua cho thấy lạm phát tiêu dùng hàng năm của Mỹ trong tháng Tư đã giảm xuống dưới 5% lần đầu tiên sau hai năm. Tuy nhiên, lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed.
Bán lẻ của Mỹ dự kiến sẽ hồi phục.
5/ Kinh tế Châu Âu có bền vững hay không?
Những đánh giá hiện tại và lịch sử về tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro sắp được công bố, với dữ liệu GDP quý 1 và các cuộc khảo sát có ảnh hưởng của Viện ZEW về điều kiện và tâm lý kinh doanh ở cường quốc kinh tế hàng đầu châu Âu là Đức.
Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự đoán ước tính "chớp nhoáng" sẽ cho thấy khu vực đồng euro chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong quý I/2023. Một số nhà kinh tế cho rằng tình trạng trì trệ vẫn tiếp diễn và có thể dẫn đến một cuộc suy thoái vào cuối năm nay.
Các chỉ số tiền tệ của khu vực đồng Euro, chẳng hạn như nhu cầu tín dụng, cho thấy tiêu dùng và đầu tư sụt giảm mạnh. Tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình đang tăng lên khi lượng vay giảm sút.
Không có gì trong số này được đảm bảo sẽ ngăn cản Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục tăng lãi suất, vì lạm phát cơ bản, ở mức 5,6% trong tháng 4, vẫn còn quá cao để có thể bỏ qua, khi mà mục tiêu chỉ là 2%.
Dự đoán GDP Eurozone quý I là 0,1%.
Tham khảo: Refinitiv
Xem thêm: nhc.474708080415032881-gnort-nauq-nah-ioht-cac-5-02-51-naut-hnihc-iat-neik-us-gnuhn/nv.fefac