vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm 2% thuế VAT: Liều “doping” cho nền kinh tế

2023-05-14 14:22

Kinh tế tháng 4 xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực

Trong tuần, nhiều tờ báo đã đưa đậm nét về các thông tin kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm. Đáng chú ý, những con số này đều thể hiện bức tranh với nhiều gam màu khác nhau.

Bên cạnh đó, các tờ báo cũng đưa ra nhiều phân tích sâu sắc đằng sau các con số để tìm cách tháo gỡ khó khăn thúc đẩy tăng trưởng cho các tháng tới.

Theo bài "Kinh tế tháng 4 xuất hiện tín hiệu tích cực hơn" trên Báo Đầu tư, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 ước tăng 3,6% so với tháng trước đó và tăng 0,5% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 3,17% so với tháng trước.

Cán cân thương mại duy trì xuất siêu tháng 4 ước đạt 1,51 tỷ USD, cao hơn tháng 3 là 1,39 tỷ USD. Đáng chú ý, chỉ số CPI đang giảm dần theo từng tháng, với CPI tháng 4 chỉ tăng 2,81%.

Cũng theo bình luận trên Báo Đầu tư, các con số này cho thấy nền kinh tế đang gồng mình để "vượt bão". Không những vậy, khó khăn thách thức vẫn còn ở phía trước, nhất là khi diễn biến bất lợi, khó lường của kinh tế thế giới đang tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh trong nước, nhất là công nghiệp, xuất nhập khẩu thu hút đầu tư.

Gia tăng lao động mất việc, bỏ nghề

Khi kinh tế gặp những thách thức như thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cho biết, một số doanh nghiệp đã phải bán bớt tài sản cho lao động nghỉ hoặc giảm việc.

Tờ Tiền Phong trích dẫn thống kê của Tổng cục Thống kê cho biết, quý I vừa qua, cả nước có gần 150.000 lao động bị mất việc, chưa tính 300.000 lao động bị giãn, giảm việc. Trong số này có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ bất động sản, dệt may, da giày.

Trước tình hình này, Thủ tướng đã giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án ban hành chính sách hỗ trợ người lao động báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/5 này.

Trong tuần, báo chí cũng trích dẫn nhiều ý kiến đánh giá khách quan về tình hình phát triển tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo báo Đại biểu nhân dân, 4 tháng đầu năm nay, về vĩ mô, chúng ta cơ bản giữ được và điều này có ý nghĩa rất to lớn, dù vậy cần đánh giá kỹ các con số như số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đang tăng. Số khách du lịch tăng 19,2 lần so với cùng kỳ, nhưng vẫn chỉ bằng 61,7% so với năm 2019, trong khi đã mở cửa đến 2 năm.

Chủ tịch Quốc hội Vương đình Huệ nhấn mạnh phải rà soát lại các vấn đề, khởi động lại các cơ chế đã có, tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, siết chặt kỷ luật kỷ cương công vụ.

Giảm 2% thuế VAT: Liều "doping" cần thiết cho nền kinh tế

Trong nhiều giải pháp để phục hồi cho kinh tế các quý tới đây, đề xuất của Chính phủ về việc giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và người dân ủng hộ, theo phản ánh trên các tờ báo.

Báo Giáo dục và Thời đại gọi đây là liều "doping" cần thiết cho nền kinh tế. Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Giảm 2% thuế VAT: Liều “doping” cho nền kinh tế - Ảnh 1.

Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)

Với đề xuất này, Chính phủ dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng một tháng và nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương với mức giảm thu khoảng 35.000 tỷ đồng. Quốc hội sẽ xem xét việc này vào kỳ họp tới.

Ngoài giải pháp về giảm thuế giá trị gia tăng, theo báo Sài Gòn giải phóng, vấn đề cấp bách hiện nay là phải khai thông, bơm vốn cho nền kinh tế. Đây cũng là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thường kỳ tuần trước, khi yêu cầu trước mắt phải tăng khả năng tiếp cận vốn cho sản xuất kinh doanh và phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay với cả khoản vay mới và hiện hữu dù.

Ngân hàng Nhà nước đã có tín hiệu rất tích cực từ việc ban hành Thông tư 02 về giãn nợ, nhưng cần có sự chủ động vào cuộc hơn của các tổ chức tín dụng. Đó là cần chủ động đưa ra các tiêu chí để xác định đối tượng hỗ trợ hoặc đầu tư cho vay, cơ cấu lại nợ, đánh giá thực chất các khoản vay và đầu tư. Các tổ chức tín dụng cần có kênh thường xuyên trao đổi, làm việc với khách hàng nắm tình hình, tháo gỡ vướng mắc kịp thời.

Các cơ quan quản lý cần theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Lắng nghe để hỗ trợ doanh nghiệp

Giảm thuế VAT, giãn, hoãn nợ là những giải pháp đã từng làm, từng triển khai, nhưng trong lần này, khi tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mô hình về thành lập các tổ công tác ở địa phương là một cách làm đang được đánh giá cao.

Theo báo Đại Đoàn kết, mô hình tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp đang lan tỏa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mới đây, buổi cà phê doanh nhân đầu tiên đã diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng vào sáng 6/5. Tại đây, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng 3 Phó Chủ tịch và nhiều lãnh đạo sở, ngành đã gặp gỡ, ăn sáng với hàng chục doanh nghiệp trên địa bàn.

Từ những buổi gặp gỡ như vậy, cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp, người dân trở nên gần gũi hơn, một cách làm sáng tạo và cần được nhân rộng hơn trong bối cảnh hiện nay.

Bước vào giữa quý II, các giải pháp tháo gỡ cho nền kinh tế đều có một độ trễ để thẩm thấu, vì vậy, muốn đạt được mục đích tăng trưởng trong năm nay, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp quyết liệt từ các cơ quan ngay từ lúc này.

Đề xuất giảm thuế VAT đến hết năm 2023 với mọi hàng hóa, dịch vụĐề xuất giảm thuế VAT đến hết năm 2023 với mọi hàng hóa, dịch vụ

VTV.vn - Theo Bộ Tài chính, người dân sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.69074730141503202-et-hnik-nen-ohc-gnipod-ueil-tav-euht-2-maig/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm 2% thuế VAT: Liều “doping” cho nền kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools