vĐồng tin tức tài chính 365

Nhạc Việt ra nước ngoài, ảo tưởng?

2023-05-15 13:32
Từ trái qua: Hoàng Thùy Linh - Chi Pu - Pháo, những cái tên hot ở thị trường nhạc Trung Quốc - Ảnh: FBNV

Từ trái qua: Hoàng Thùy Linh - Chi Pu - Pháo, những cái tên hot ở thị trường nhạc Trung Quốc - Ảnh: FBNV

Nhạc Việt gần đây đặc biệt phổ biến qua mạng ở Trung Quốc - hiện tượng không khỏi khiến người yêu nhạc Việt tự hào, tin tương lai khởi sắc của nhạc Việt trên thị trường âm nhạc được xem là "đế chế châu Á".

Thế nhưng, để thực sự góp mặt phát triển công nghiệp văn hóa, nhạc Việt cần có thu thương mại chứ không chỉ là sự nổi tiếng của một vài ca khúc hay một số cái tên.

Chi Pu nỗ lực xây dựng hình ảnh ca sĩ Việt tại chương trình Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng - Ảnh: Cắt từ chương trình

Chi Pu nỗ lực xây dựng hình ảnh ca sĩ Việt tại chương trình Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng - Ảnh: Cắt từ chương trình

Gây sốt thật không phải ảo tưởng xa vời

Sau hơn một năm lan tỏa nhiều nước, ca khúc See tình của Hoàng Thùy Linh tiếp tục chứng minh độ hot khi vừa lên sân khấu "Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng" - một chương trình truyền hình rất nổi tiếng của Trung Quốc. Dạ vũ, Bên trên tầng lầu và Ngây thơ là ba ca khúc cũng phủ sóng xứ Trung của Tăng Duy Tân.

Đặc biệt, ca khúc Ngây thơ mà Tăng Duy Tân cùng nữ ca sĩ Huang Ling hát bằng tiếng Trung đã thu về hơn 10 tỉ view trên Douyin, góp mặt tại QQ Music - bảng xếp hạng âm nhạc hàng đầu Trung Quốc.

Có thể kể thêm đến Hai phút hơn của Pháo gây sốt và được nhiều nghệ sĩ Trung Quốc như Trương Nghệ Hưng, Lưu Vũ Ninh... quay video với phần nhạc nền ca khúc.

Ngoài ra còn có Tình bạn diệu kỳ (AMEE), Cứ chill thôi (Chillies, Rhymastic, và Suni Hạ Linh), Bigcityboi (Binz)... cũng viral trên khắp mạng xã hội Trung Quốc.

Không thể phủ nhận nhạc Việt đang có những bước chuyển để vươn xa dù thực tế vẫn chỉ "có tiếng chưa chắc có miếng".

Nhưng dường như sau những hiện tượng kiểu See tình, Hai phút hơn hay Ngây thơ, nghệ sĩ Việt "án binh bất động", không tranh thủ "đạp gió rẽ sóng" tiến vào thị trường quốc tế.

Có lẽ vì vậy mà vài bài hit tại xứ Trung chưa đủ sức "mở lòng" khán giả. Lợi nhuận thu về từ thị trường tỉ dân vẫn bỏ ngỏ. Ca khúc nổi tiếng đến đâu cũng chẳng đủ sức kéo tên nghệ sĩ Việt đi theo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, CEO Cường Chu - đại diện Big Arts Entertainment, công ty của Tăng Duy Tân - cho biết với thị trường Trung Quốc thì Tăng Duy Tân không có nhiều doanh thu.

Một phần vì khi có những ca khúc gây sốt lại rơi vào đúng lúc dịch COVID-19 căng thẳng, một phần vì công ty của Tăng Duy Tân còn "non" nên phải ủy thác cho đối tác tại nước sở tại. Thế nên, Tăng Duy Tân không thể kiểm soát nguồn thu tại Trung Quốc ra sao.

Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh nhận định khán giả Trung vẫn ưu tiên các ca khúc nội địa, sau đó đến nhạc Hàn và các sao quốc tế. Các bản hit ở một số quốc gia lân cận xếp sau cùng.

"Nói như vậy để thấy rằng "tiếng" của một bản hit như chúng ta đề cập là chưa lớn, hoặc nó chỉ đạt đỉnh trong thời điểm ngắn, vài ngày chẳng hạn, chứ không có lượt truy cập bền vững và mang lại lợi nhuận", ông Minh chia sẻ.

Hoàng Thuỳ Linh - See Tình | Official Music Video

Để tiếng đi kèm miếng

Theo ông Hồng Quang Minh, cách nghệ sĩ Việt tận dụng độ nổi tiếng của các ca khúc để thu lại lợi nhuận trên thị trường Trung Quốc phải nằm ở việc tìm hiểu và làm mới liên tục.

Ông Minh nói: "Nếu như nghệ sĩ các nước có nền công nghiệp giải trí đã tiến xa nhờ có các ê kíp giỏi, hiểu biết thì điều này đối với thị trường giải trí Việt Nam còn khá sơ khai. Một nghệ sĩ ở các quốc gia phát triển có một bản hit là họ có thể trở nên giàu có chỉ nhờ tiền bản quyền. Đó là điều mà nghệ sĩ Việt còn thiệt thòi ngay trên sân nhà chứ chưa nói đến việc truy thu từ thị trường nước ngoài".

Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh

Một nghệ sĩ ở các quốc gia phát triển có một bản hit, họ có thể trở nên giàu có chỉ nhờ tiền bản quyền mà không cần ra khỏi nhà đi diễn

Ngoài ra, ông Minh cũng nói quy định hợp tác quốc tế ngày càng văn minh và minh bạch. Doanh thu từ thị trường nước ngoài phụ thuộc vào hợp đồng của ca sĩ với các đơn vị phát hành nhạc.

"Nước ngoài họ làm rất chặt chẽ, nếu nghệ sĩ Việt chưa nhận được thì có khả năng khoản doanh thu đó đang bị "treo" và chờ được truy thu", ông Minh bày tỏ.

Cho đến nay, ca sĩ Việt trình diễn riêng trên sân khấu quốc tế không nhiều, thế nên việc Chi Pu mang Đóa hoa hồng đến show "Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng" được xem là đem nhạc Việt và hình ảnh ca sĩ Việt đến thị trường mới.

Hiện tại, nỗ lực của Chi Pu cùng với thành công bước đầu của See tình, Hai phút hơn... đã tạo tiền đề cho những khẳng định tên tuổi nghệ sĩ Việt tại quốc gia khác.

Nhìn vào tiềm năng của làng nhạc Hoa chưa khai thác, nếu biết cách chuẩn hóa con đường, tại sao không thể tin nghệ sĩ Việt sẽ còn đi xa tại đất nước tỉ dân này?

Mơ hát tiếng Việt ngoài thế giới

Tăng Duy Tân là nghệ sĩ có định hướng rõ ràng cho thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc vì thị trường này có nhiều nét chung về âm nhạc, con người, văn hóa...

"Nghệ sĩ khác có thể sẽ hát nhạc tiếng Anh hay tiếng Trung để nhanh chóng tiếp cận. Nhưng Tân thì đưa tiếng Việt, nói đúng hơn là đem văn hóa Việt ra thế giới.

Kết quả ban đầu là fan của Tân tại Trung Quốc cũng đang học tiếng Việt để hiểu Tân nhiều hơn" - CEO Cường Chu nói.

"See tình nổi tiếng ở Hàn Quốc đến nỗi nhiều người không nghĩ đó là nhạc Việt"'See tình nổi tiếng ở Hàn Quốc đến nỗi nhiều người không nghĩ đó là nhạc Việt'

Ca sĩ Hàn Quốc Paul Kim công nhận ca khúc 'See tình' của Hoàng Thùy Linh rất nổi tiếng ở quốc gia này, nhưng nhiều người không nghĩ đó là nhạc Việt Nam.

Xem thêm: mth.6005039051503202-gnout-oa-iaogn-coun-ar-teiv-cahn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhạc Việt ra nước ngoài, ảo tưởng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools