vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ kiện lon khoai tây chiên Pringles 'làm bằng gì' gây xôn xao thế giới

2023-05-15 14:23

Ở Vương quốc Anh, Thuế giá trị gia tăng VAT là 20%. VAT được tính trên các sản phẩm được coi là xa xỉ, vì vậy nước này không áp VAT với táo, sữa hoặc trà, nhưng với kem, đồ trang trí bánh, thanh ngũ cốc và khoai tây chiên giòn thì có.

Đây là một vấn đề với P&G - nhà sản xuất của Pringles, thương hiệu khoai tây chiên, đựng trong lon hình trụ với các miếng hình tròn xếp chồng lên nhau. P&G cho ra mắt sản phẩm vào năm 1968 ở Mỹ và được bán trên thị trường với tên gọi "Khoai tây chiên mới lạ của Pringle".

Tính đến năm 2011, Pringles đã được bán tại hơn 140 quốc gia. Năm 2012, Pringles là thương hiệu đồ ăn nhẹ phổ biến thứ tư toàn cầu.

Tới Anh từ 1991, Pringles cũng nhanh chóng chinh phục thị trường này và vẫn luôn tự hào là hãng khoai tây chiên với 42% thành phần là bột khoai tây thơm ngon hảo hạng.

Pringles có thị phần lớn thứ tư toàn cầu trong các hãng snack, được Proctor & Gamble bán lại cho Kelloggs từ 2012. Ảnh: Pringles

Pringles có thị phần lớn thứ tư toàn cầu trong các hãng snack, được Procter & Gamble bán lại cho Kellogg's từ 2012. Ảnh: Pringles

Năm 2007 do có doanh thu khổng lồ, họ được cơ quan thuế Hoàng gia thông báo, phải đóng hơn 100 triệu bảng (160 triệu USD) thuế VAT áp cho hàng xa xỉ. Cụ thể, Theo Đạo luật thuế VAT năm 1994, bất kỳ sản phẩm nào "hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn được làm từ khoai tây" đều phải chịu mức thuế 17,5%.

Con số 160 triệu USD là cú sốc với P&G, và việc Vương quốc Anh coi khoai chiên là "hàng xa xỉ" để đánh thuế VAT cũng vậy. P&G quyết định né thuế, do đó bị Cục Thuế kiện lên toà án. P&G khẳng định, Pringles không phải khoai tây chiên.

Vậy "Pringles có phải khoai tây chiên?". Từ năm 2007-2009, câu hỏi đã làm đau đầu các thẩm phán ở ba cấp khác nhau của cơ quan tư pháp Anh, dẫn đến một loạt thủ tục pháp lý hài hước đến nhức đầu.

Vụ kiện sơ thẩm được phân xử tháng 7/2007. Để bảo vệ quan điểm Pringles không phải khoai tây chiên, P&G trình bày 3 quan điểm chính.

Thứ nhất, Pringles có hình dạng tròn, cong dáng yên ngựa, xếp đều đặn, không giống với khoai tây chiên giòn trong tự nhiên. Khoai chiên không chứa các loại bột phụ gia, còn Pringles thì có. Hơn nữa, khoai chiên thường được đóng gói trong bịch nilon, không phải trong ống như Pringles.

Thứ hai, Pringles được làm từ rất nhiều thành phần, tỷ lệ thay đổi theo dòng sản phẩm nhưng lượng loai tây không bao giờ vượt quá 42%.

Thứ ba, quy trình sản xuất của Pringles khác khoai chiên. Pringles giống với bánh quy mặn hơn, do được nhào bột, cắ thành hình tiêu chuẩn sau đó mới chiên chứ không thái lát khoai đem chiên ngay.

Thứ tư, Tổ chức Hải quan Thế giới phân loại Pringles cùng nhóm các món ăn nhẹ mặn khác và tách biệt với khoai tây chiên giòn.

Cục Thuế và Hải quan lập luận, Pringles là khoai tây chiên, do có khoai tây là thành phần chính. Dù khoai tây chỉ chiếm 42% các nguyên liệu, nhưng không có nguyên liệu nào có tỷ lệ cao hơn nó trong sản phẩm này, do đó, Pringles vẫn có thành phần chính là khoai tây.

Kết cấu của nó giống với khoai tây chiên giòn hơn là bánh quy giòn hay bất cứ loại bánh nào khác. Hình dạng Pringles cũng giống khoai tây chiên giòn. Về phương pháo đóng gói, không phải cứ khoai tây chiên sẽ phải cho vào bịch nilon, mà nó là sở thích hoặc chiến lược đóng gói, tiếp thị của nhãn hàng. Không có quy định nào nêu, cứ khoai chiên phải cho vào bịch, còn bánh quy mới được cho vào ống.

Toà sơ thẩm tuyên Cục Thuế thắng kiện. P&G do đó phải có nghĩa vụ nộp thuế VAT. Không chấp nhận kết quả này, doanh nghiệp kháng cáo.

Vụ kiện làm xôn xao không chỉ những giảng đường luật mà khiến cả những người hay ăn vặt thích thú. Theo quan điểm của đa số người được hỏi, họ lâu nay luôn coi Pringles là khoai tây chiên. Nhưng đó là quan điểm cá nhân.

Còn cấp phúc thẩm, Toà án cấp cao London, lại đứng về 4 quan điểm của P&G, để cuối cùng phán quyết rằng Pringles được miễn thuế, chủ yếu do chúng có hàm lượng khoai tây ít hơn khoai tây chiên, do đó không phải khoai tây chiên. Cục Thuế vì thế sẽ phải trả lại cho P&G hàng triệu bảng Anh đã thu sai.

Vụ kiện chưa dừng ở đó, khi Cục Thuế quyết định kháng cáo lên Tòa án Tư pháp Tối cao nước Anh.

Phía P&G tiếp tục đưa ra lý luận chính về "tính khoai tây" của sản phẩm. Theo đó, Pringles chứa bột ngô, tinh bột lúa mì, maltodextrin, chất nhũ hóa, bột gạo và dextrose, nhưng chỉ có 42% hàm lượng khoai tây.

Chủ toạ toà Tối cao không đồng ý, ông cho rằng, Pringles "có quá đủ hàm lượng khoai tây để có thể phán quyết rằng nó được làm từ khoai tây".

Với lập luận của P&G rằng để được "làm bằng khoai tây" thì Pringles phải hoàn toàn là khoai tây, hoặc gần như vậy, Chủ toạ chất vấn "nếu theo lập luận này, thế một loại mứt được làm từ 50% cam và 50% bưởi, thì nghĩa là nó chẳng được làm từ cái gì à? Suy luận quá vô căn cứ".

Ngày 20/5/2009, Toà tối cao tuyên Cục Thuế thắng kiện. Quyết định này là một đòn giáng mạnh với P&G, điều này đồng nghĩa, họ phải trả 160 triệu USD bị truy thu và và 30 triệu USD mỗi năm trong tương lai.

Song 31/5/2012, P&G chính thức bán lại Pringles cho Kellogg's với giá 2,695 tỷ USD. Thương vụ khiến Kellogg's trở thành công ty đồ ăn nhẹ lớn thứ hai trên thế giới. Nghĩa vụ đóng thuế cho Pringles, bất chấp nó có phải khoai chiên hay không, nay đã không còn là việc của P&G.

Hải Thư (Theo The Guardian, Taxation, Mentalfloss, CMS Law Now)

Xem thêm: lmth.1215064-dsu-ueirt-061-tam-elbmag-retcorp-neihk-neihc-yat-iaohk-neik-uv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ kiện lon khoai tây chiên Pringles 'làm bằng gì' gây xôn xao thế giới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools