vĐồng tin tức tài chính 365

Sau 2 buổi bấm huyệt, bẻ khớp, bệnh nhân bị gãy xương sườn

2023-05-15 19:37
Sau 2 buổi bấm huyệt, bẻ khớp, bệnh nhân bị gãy xương sườn - Ảnh 1.

Vị trí xương sườn của bệnh nhân bị gãy sau khi đi ấn huyệt, bẻ khớp - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Chiều 15-5, bác sĩ Calvin Q Trịnh - trưởng trung tâm hiệu chỉnh cơ xương khớp Bệnh viện 1A (TP.HCM) - cho biết đơn vị vừa tiếp nhận điều trị một bệnh nhân bị gãy xương sườn 12, phạm khớp sườn cột sống do đi bấm huyệt, bẻ khớp...

Được biết 10 ngày trước khi đến Bệnh viện 1A khám, ông P.K.A. (50 tuổi) có tham gia tiệc tùng và uống nhiều rượu bia nên bị rối loạn tiêu hóa. Ông nhập viện và điều trị tại một bệnh viện trong 6 ngày.

Khoảng 2-3 ngày sau, ông A. thấy mệt mỏi và đau lưng nên đi bấm huyệt và bẻ khớp tại một địa điểm trên địa bàn TP Thủ Đức (TP.HCM). Sau bấm huyệt và bẻ cột sống, ông A. thấy đau nhói ở vùng thắt lưng phải nhưng "thầy bảo không sao" và hẹn hôm sau tiếp tục điều trị.

Theo lịch hẹn, ông A. lại đến địa điểm trên và được "thầy" tiếp tục thực hiện các thao tác bẻ khớp, bất kể ông còn đang đau.

Sau buổi trị liệu thứ hai, ông A. quá đau, không đi lại được, khó thở, nằm mệt nên đến khám tại trung tâm hiệu chỉnh cơ xương khớp Bệnh viện 1A.

Qua thăm khám, bác sĩ Calvin Q Trịnh thấy ông A. đau vùng thắt lưng phải gần cột sống, có điểm đau nhói giật nảy người ở các xương sườn cuối 11-12 gần cột sống, viêm sưng nhẹ.

Ông A. được xử trí laser giảm đau, uống thuốc giảm đau tại chỗ. Sau 15 phút, ông có thể ngồi dậy, bớt đau và ngồi được xe lăn. Ông được chụp thêm X-quang, kết quả cho thấy bị gãy xương sườn 12, phạm khớp sườn cột sống.

Qua các can thiệp, ông A. tỉnh táo, bớt đau, không còn phụ thuộc xe lăn và đi lại được từ từ. Bác sĩ cho toa thuốc và dặn dò nghỉ ngơi một tháng, hạn chế cử động vùng thân để xương sườn nhanh lành, sau đó mới tiến hành chữa thắt lưng và thoát vị đĩa đệm.

Nắn chỉnh khớp bị đẩy lên mức thái quá

Bác sĩ Calvin Q Trịnh cho biết nắn chỉnh khớp (chiropractice) là một kỹ thuật điều trị khá phổ biến ngày nay, nhưng đã bị đẩy lên mức thái quá.

Thực tế, có đến hơn nửa số bệnh nhân nắn khớp sẽ không kêu và lại càng không kêu to. Tuy nhiên hiện trên nhiều ứng dụng mạng xã hội, nhất là TikTok, tràn lan các video bẻ xương khớp trị đau, nhức mỏi cơ thể kêu "rắc rắc".

Tại đơn vị hiệu chỉnh cơ xương khớp của Bệnh viện 1A cũng thực hiện dịch vụ nắn chỉnh khớp với mục đích điều trị thư giãn và trong một số trường hợp biên độ vận động của khớp giảm hay viêm dính cột sống giai đoạn đầu.

Đơn vị không nắn chỉnh khớp để điều trị đau do lệch vẹo cơ học hay thoát vị đĩa đệm vì ít tác dụng, không tác dụng trong chỉnh dáng hình thể.

"Việc các kỹ thuật viên thực hiện kém tay nghề hay cố làm tiếng kêu giúp bệnh nhân thỏa mãn thì việc chấn thương và gãy xương là không tránh khỏi. Chưa kể các động tác phản cảm, ăn mặc và đụng chạm cọ xát cơ thể quá mức giữa bệnh nhân và kỹ thuật viên không có trong sách vở", bác sĩ Calvin Q Trịnh nêu ý kiến.

Bẻ xương khớp kêu Bẻ xương khớp kêu 'rắc rắc' cho khỏi mỏi có tốt cho cơ thể?

Rất nhiều người hiện nay có thói quen thường xuyên bẻ xương khớp như: khớp tay, khớp chân, cột sống… tạo tiếng kêu "rắc rắc" và cảm thấy rất thoải mái. Vậy việc bẻ xương khớp này có thật sự khỏi mỏi và có tốt cho cơ thể?

Xem thêm: mth.73545236151503202-nous-gnoux-yag-ib-nahn-hneb-pohk-eb-teyuh-mab-ioub-2-uas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sau 2 buổi bấm huyệt, bẻ khớp, bệnh nhân bị gãy xương sườn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools