vĐồng tin tức tài chính 365

Quyền của vợ hai với nhà, đất của gia đình chồng

2023-05-17 03:28

Trong câu hỏi gửi về VnExpress, anh Hùng chia sẻ mẹ mất 15 năm trước, bố tái hôn nhưng không được vợ mới chăm lo.

Anh em Hùng tự vay tiền đi xuất khẩu lao động và gửi tiền về cho bố xây nhà. "Mảnh đất xây nhà có từ khi mẹ tôi còn sống, song chỉ đứng tên bố", anh cho biết.

Khi ly hôn, mẹ kế muốn quyền với đất và nhà mới xây, đòi một nửa giá trị nhà, đất. Điều này, anh Hùng cho rằng "vô lý".

Phần lớn độc giả tham gia biểu quyết trên VnExpress đồng ý với anh Hùng, cho rằng mẹ kế của anh không có quyền lợi với nhà đất trên.

Song luật sư Phạm Thanh Bình (Công ty luật Bảo Ngọc, Hà Nội) cho rằng, mẹ kế của anh Hùng vẫn có quyền lợi với tài sản này, dù không phải theo tỷ lệ "chia đôi". Quyền lợi cụ thể của người mẹ kế được rạch ròi trong hai tài sản: mảnh đất và căn nhà xây trên đất.

Quyền của vợ hai với nhà đất của chồng

Đối với việc phân chia mảnh đất đứng tên bố Hùng

Theo thông tin cung cấp, mẹ anh Hùng mất 15 năm trước nên luật sư Bình cho hay, chế độ tài sản của bố mẹ anh sẽ áp dụng theo điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; là tài sản vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Nếu không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 70/2001/NĐ-CP (xem nội dung).

Theo quy định này, mảnh đất xây nhà có được từ khi mẹ Hùng còn sống, là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, nếu bố Hùng không yêu cầu xác định tài sản thuộc sở hữu riêng của mình thì dù giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của bố bạn Hùng, mảnh đất vẫn được xác định là tài sản chung của cả bố và mẹ bạn, luật sư Bình nêu.

Theo đó, kể từ thời điểm mẹ bạn Hùng mất, phần tài sản chung của bố mẹ bạn được chia đôi để chia thừa kế. Cụ thể, một nửa miếng đất sẽ thuộc sở hữu của bố bạn (tạm gọi là A), phần còn lại của mẹ bạn, (tạm gọi là B) được để chia thừa kế.

Do mẹ bạn Hùng mất không để lại di chúc nên phần đất B này sẽ được chia thành các phần bằng nhau cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: chồng (bố bạn Hùng), tạm gọi là phần X; cha đẻ, mẹ đẻ (ông bà ngoại bạn Hùng), cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ (anh em bạn Hùng), con nuôi của mẹ bạn.

Nếu bố bạn Hùng ly hôn, người mẹ kế sẽ không được hưởng quyền lợi với bất kỳ phần đất nào, do đó là tài sản riêng của bố Hùng, hình thành trước cuộc hôn nhân thứ hai.

Nếu bố bạn Hùng mất không để lại di chúc, người mẹ kế sẽ chỉ có quyền lợi với một nửa mảnh đất, tức phần đất A, và phần X. Nguyên tắc chia các phần đất này cũng là chia thành các phần bằng nhau cho hàng thừa kế thứ nhất: vợ (tức người mẹ kế), cha mẹ đẻ (ông bà nội bạn Hùng), cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ (anh em bạn Hùng), con nuôi của bố bạn.

Đối với việc phân chia căn nhà trên đất

Trường hợp Hùng chứng minh được bạn là người bỏ toàn bộ tiền để xây nhà trên phần diện tích đất của bố mẹ và được bố bạn cũng không có ý kiến phủ nhận việc đó thì căn nhà được xác định là của bạn.

Bạn có thể căn cứ các biên lai chuyển tiền để chứng minh căn nhà được xây từ tiền của bạn. Nếu căn nhà được xác định là của bạn thì mẹ kế của bạn đương nhiên không được hưởng nửa giá trị căn nhà do bạn bỏ tiền ra xây, luật sư nêu.

Hải Thư

Xem thêm: lmth.9853064-gnohc-hnid-aig-auc-tad-ahn-iov-iah-ov-auc-neyuq/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Quyền của vợ hai với nhà, đất của gia đình chồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools