Một đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Đại học Monash (Melbourne, Úc) đang hoàn thiện bài thử máu cho phép phát hiện người thử bị thiếu ngủ.
Theo tờ The Guardian của Anh, bài thử này hứa hẹn sẵn sàng trong vòng 2 năm tới và có thể được đưa vào ứng dụng thực tế. Nước Anh đang theo dõi sát sao công đoạn phát triển bài thử này để đưa ra quyết định cuối cùng trong việc có đưa vào sử dụng đại trà hay không.
Theo thông điệp được Bộ Giao thông Anh phát đi, "người lái có trách nhiệm đảm bảo họ phải tỉnh táo khi điều khiển phương tiện và cần tìm điểm dừng nghỉ khi cảm thấy mệt mỏi. Chính phủ chưa cân nhắc đưa loại hình thử này vào sử dụng, nhưng chúng tôi luôn theo dõi sát sao những ý tưởng có thể giúp giao thông an toàn hơn".
Theo thông số của Sleep Foundation, một tổ chức chuyên thu thập dữ liệu liên quan tới giấc ngủ, lái xe khi buồn ngủ dẫn tới gần 21% ca tử vong vì tai nạn giao thông - tỉ lệ thấp hơn không là bao so với mức 23,1% tới từ việc điều khiển xe khi say xỉn.
Vẫn theo tổ chức trên, sau 18 giờ thức liên tục, con người có tốc độ phản ứng, khả năng kết hợp sử dụng tay - mắt và khả năng làm nhiều việc cùng một lúc giảm đi đáng kể, ngang người có nồng độ cồn trong máu là 0,05%.
Tăng con số trên lên 20 giờ và 24 giờ và mức nồng độ cồn trong máu tương ứng tăng lên 0,08% và 0,1%, trong đó mốc giữa đã đủ để họ bị phạt theo luật giao thông tham khảo tại Mỹ chứ chưa cần nói tới mốc cao nhất.
Vấn đề của việc đưa bài thử trên vào áp dụng thực tế là làm sao để đưa ra mức phạt hợp lý hay độ chính xác bài thử cao tới đâu. Thiếu ngủ tới mức nào có thể khiến người lái bị phạt, thậm chí bị giam giữ hay thu xe là quyết định không hề dễ dàng.
Đó là ý kiến của hầu hết bạn đọc phản hồi trên Tuổi Trẻ Online về vụ tài xế mở cửa ô tô bất cẩn gây tai nạn chết người tại Hà Nội vừa qua.
Xem thêm: mth.13522161503202-tahp-ib-eht-oc-gnuc-ugn-ueiht-ihk-ex-ial/nv.ertiout