Theo Hãng tin Reuters, cựu CEO First Republic sẽ điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ trong ngày 17-5, theo giờ Mỹ.
Trong bản thảo lời khai, ông Roffler tiết lộ tổng cộng hơn 100 tỉ USD tiền gửi đã bị rút khỏi First Republic trong suốt nhiều tuần để đối phó với sự hoang mang trong toàn ngành ngân hàng thời điểm đó.
186 ngân hàng Mỹ đang có nguy cơ sụp đổĐỌC NGAY
Cựu CEO First Republic cũng cho biết tình hình tài chính và chiến lược của First Republic thường xuyên được Cục Bảo vệ và Đổi mới tài chính California (DFPI) và Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) xem xét.
Theo ông Roffler, các nhà quản lý này trước đó không hề đề cập đến lo ngại về chiến lược, tính thanh khoản hoặc hiệu quả quản lý của First Republic.
"Chúng tôi không thể lường trước được rằng Ngân hàng Silicon Valley và Ngân hàng Signature sẽ thất bại, hoặc sự thất bại của những ngân hàng đó sẽ gây ra dòng tiền gửi đáng kể chảy ra khỏi ngân hàng của chúng tôi", ông Roffler nói.
Các cơ quan quản lý ngân hàng của bang California đã đóng cửa First Republic vào ngày 1-5.
Sau đó, tài sản của First Republic được bán cho tập đoàn tài chính JPMorgan Chase. Đây là thỏa thuận nhằm giải quyết vụ đổ vỡ ngân hàng lớn nhất của Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và vạch ra một ranh giới cho tình trạng hỗn loạn ngân hàng kéo dài.
First Republic đã sụp đổ dù đã nhận được khoản cứu trợ trị giá 30 tỉ USD từ 11 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ trong tháng 3.
Thời điểm đó, cổ phiếu của ngân hàng này đã mất gần như toàn bộ giá trị sau một loạt các đợt sụt giảm mạnh.
Nhóm 11 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã cùng hành động để cứu Ngân hàng First Republic, nhằm tránh vụ sụp đổ tiếp theo trong giới nhà băng.
Xem thêm: mth.96870823171503202-cahk-gnah-nagn-cac-ut-yal-ib-od-al-pus-ym-auc-cilbuper-tsrif/nv.ertiout