vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường tài chính 24h: Các ngân hàng thương mại đang khẩn trương tăng vốn

2023-05-17 18:11

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 17/5 giảm 50.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua, thì vào cuối ngày chưa có thêm điều chỉnh nào và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 27,1 USD xuống 1.989,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và dao động ở ngay dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,92 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.656 đồng/USD, tăng 4 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.285 – 23.625 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về gần 27.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã để mất mốc này vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,27 USD (+0,38%), lên 71,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,42 USD (+0,56%), lên 75,33 USD/thùng.

VN-Index về gần 1.060 điểm

Diễn biến thị trường tương tự như thời gian gần đây khi dòng tiền đầu cơ lướt sóng ngắn hạn nên VN-Index chỉ giằng co nhẹ trong biên độ hẹp quanh tham chiếu.

Bước vào phiên chiều, trường không có nhóm nào đủ sức để dẫn dắt, trong khi dòng tiền vẫn hướng tới các mã vừa và nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Về cuối phiên, nhiều nhà đầu tư lướt sóng T+ đã bắt đầu muốn hiện thực hóa lợi nhuận, khiến nhiều mã quay đầu giảm đẩy VN-Index đi xuống và đóng cửa ở mức thấp nhất ngày, dù mức giảm không quá lớn.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,62 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 93,68 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 17/5: VN-Index giảm 5,47 điểm (-0,51%), xuống 1.060,44 điểm; HNX-Index giảm 1,76 điểm (-0,82%), xuống 212,86 điểm; UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,11%), xuống 80,57 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall giảm điểm trong phiên ngày thứ Ba (16/5), khi nhà đầu tư thận trọng hướng sự chú ý đến cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ và Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề trần nợ của nước này.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tái khẳng định rằng nước này phải đối mặt với khả năng vỡ nợ sớm nhất vào ngày 01/6 nếu Nhà Trắng và Quốc hội không đạt được thoả thuận. Vào ngày thứ Ba, bà Yellen đã tiếp tục cảnh báo về việc cần nâng trần nợ ngay lập tức.

Kết thúc phiên 16/5, chỉ số Dow Jones tăng 47,98 điểm (+0,14%), lên 33.348,60 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 12,20 điểm (+0,30%), lên 4.136,28 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 80,47 điểm (+0,66%), lên 12.365,21 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đóng cửa trên mức tâm lý quan trọng 30.000 điểm kể từ tháng 9/2021, được thúc đẩy bởi đồng yên yếu và động lực từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh trong nước mạnh mẽ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,84% lên 30.093,59 điểm. Chỉ số Topix tăng hơn 0,3% lên 2.133,61 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 3% trong một tuần, với các cổ phiếu liên quan đến xuất khẩu được hỗ trợ mạnh bởi đồng yên giảm 2,2% so với đồng USD.

Chiến lược gia Kenji Abe của Daiwa Securities cho biết, chỉ số Nikkei 225 có thể đạt 31.000 điểm trong tháng này, nhưng có khả năng về ngưỡng 27.000 điểm trong mùa hè khi nhiều dấu hiệu suy thoái của Mỹ xuất hiện.

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế đáng thất vọng trong tháng Tư, khiến một số nhà kinh tế hạ dự báo tăng trưởng của nước này.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,21% xuống 3.284,23 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,45% xuống 3.960,16 điểm.

Dữ liệu vào ngày hôm qua được công bố với sản lượng công nghiệp tháng 4 và tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc thấp hơn dự báo, cho thấy nền kinh tế mất đà vào đầu quý II và gia tăng áp lực lên các nhà hoạch định chính sách để vực dậy sự phục hồi chao đảo hậu COVID.

Các nhà kinh tế của Barclays đã cắt giảm dự báo GDP năm 2023 của Trung Quốc xuống 5,3% từ mức 5,6% trước đó do "lo ngại về tính bền vững của sự phục hồi nhà ở và tiêu dùng".

"Bắc Kinh có thể phải đưa ra một loạt các biện pháp hỗ trợ mới trong nửa cuối năm nay, bao gồm cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn để thúc đẩy tăng trưởng", Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura cho biết.

Chứng khoán Hồng Kông lao dốc khi các nhóm ngành chủ chốt đồng loạt bị bán tháo.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,09% xuống 19.560,57 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,25% xuống 6.636,66 điểm.

Cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ giảm 2,2%, các công ty chăm sóc sức khỏe giảm 3,9% và các nhà phát triển bất động sản đại lục giảm 4,6%.

Theo đó, ở nhóm bất động sản với Longfor giảm 7,1%, Country Garden giảm 5,3%. Ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là Wuxi Biologics giảm 4%, Hansoh Pharmaceuticals mất 4,3%.

Các mã công nghệ như Alibaba giảm 0,4%, trong khi Tencent tăng 0,6%. Tencent dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh vào cuối ngày thứ Tư, trong khi báo cáo thu nhập của Alibaba sẽ được công bố vào thứ Năm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng ngày thứ ba liên tiếp, do việc mua luân phiên vào các cổ phiếu được coi là bị định giá thấp, nhưng những bất ổn xung quanh các cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ đã hạn chế mức tăng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 14,42 điểm, tương đương 0,58% lên 2.494,66 điểm.

Cổ phiếu của nhà sản xuất màn hình LG Display Co Ltd đã có thời điểm tăng gần 6% lên mức cao nhất trong sáu tuần, sau khi Reuters đưa tin về kế hoạch cung cấp sản phẩm cho Samsung Electronics, trước khi đóng cửa tăng 3,75%.

Gã khổng lồ công nghệ Samsung Electronics giảm 0,61%, trong khi SK Hynix Inc tăng 1,66% và nhà sản xuất pin LG Energy Solution Ltd tiến 3,7%.

Kết thúc phiên 17/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 250,60 điểm (+0,84%), lên 30.093,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,76 điểm (-0,21%), xuống 3.284,23 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 417,68 điểm (-2,09%), xuống 19.560,57 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 14,42 điểm (+0,58%), lên 2.494,66 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng cấp tập tăng vốn phòng thủ rủi ro, ứng phó các biến cố

Hệ số An toàn vốn (CAR) còn khá mỏng, trong khi rủi ro của kinh tế trong nước và thế giới đang tăng nhanh khiến các ngân hàng thương mại đang khẩn trương tăng vốn để tăng sức chống chịu, sẵn sàng đối phó với các biến cố..>> Chi tiết

- Thị trường đang đánh giá lại triển vọng cổ phiếu thép khi lợi nhuận ngành có thể bấp bênh trở lại

Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép được cho là đã qua đi và các doanh nghiệp sẽ làm ăn tốt hơn từ quý II/2023. Tuy nhiên, thị trường đang dò xét lại triển vọng nhóm cổ phiếu thép khi nhận thấy lợi nhuận ngành có thể bấp bênh trở lại..>> Chi tiết

- Cơ hội ngoài nhóm VN30

VN-Index từ đầu năm 2023 đến nay dao động trong biên độ hẹp, cái “vỏ” thị trường không thay đổi, nhưng bên trong dần xuất hiện nhiều cơ hội hơn..>> Chi tiết

- Thu hút và giữ chân vốn ngoại bền vững

Biến động nhanh và liên tục, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam góp phần tạo thanh khoản trên thị trường chứng khoán, đồng thời thay đổi không ít doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực. Dù vậy, có không ít vấn đề cần lưu tâm..>> Chi tiết

- Fed: Lạm phát vẫn còn quá cao, cần thêm nhiều đợt tăng lãi suất

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất cho thấy cuộc chiến của Fed nhằm giảm áp lực giá cả vẫn chưa thể dừng lại..>> Chi tiết

Xem thêm: lmth.906123tsop-nov-gnat-gnourt-nahk-gnad-iam-gnouht-gnah-nagn-cac-h42-hnihc-iat-gnourt-iht/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Thị trường tài chính 24h: Các ngân hàng thương mại đang khẩn trương tăng vốn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools