Chiều 17-5, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) tổ chức lễ đón tàu Viện sĩ Oparin tại cảng Nha Trang (Khánh Hòa), đánh dấu lần hợp tác thứ 8 của các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga.
Đây là hoạt động nằm trong lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018 - 2025 giữa Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học Nga (RAS).
Từ trụ sở của VAST tại Hà Nội, GS.VS Châu Văn Minh - chủ tịch VAST - đã điểm lại những kết quả nổi bật của 7 chuyến khảo sát trước đây, ông Minh cho rằng chuyến khảo sát lần thứ 8 này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là hoạt động đầu tiên thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai viện hàn lâm của hai nước.
Tại lần khảo sát này, các nhà khoa học của hai nước sẽ nghiên cứu toàn diện về đa dạng sinh vật biển trên Biển Đông, nghiên cứu về các rạn san hô, vi sinh vật biển để tìm kiếm những nguồn hóa chất sinh học mới.
Từ thủ đô Matxcơva (Liên bang Nga), ông Konstatin Mogilevsky, thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục đại học Nga, đánh giá cao quá trình hợp tác lâu dài giữa hai viện hàn lâm.
"Việc hợp tác về khoa học biển đã được hai viện hàn lâm thực hiện hiệu quả trong thời gian qua, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ đến hai viện hàn lâm sẽ tiếp tục triển khai lộ trình hợp tác đã ký đến năm 2025 và hợp tác lâu dài trong tương lai, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước" - ông Konstatin Mogilevsky cho biết.
Lần này, Viện Hải dương học sẽ là nơi chủ trì của phía Việt Nam tổ chức nhiệm vụ khảo sát.
Tại cảng Nha Trang, ông Lê Hữu Hoàng, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khẳng định: "Quá trình hội nhập đòi hỏi chúng ta phải mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường sự hiện diện của các lực lượng khoa học, từ đó tạo điều kiện để quảng bá khoa học biển Việt Nam trên trường quốc tế".
Sau khi hoàn thiện công tác hậu cần, tàu Viện sĩ Oparin sẽ nhổ neo ra khơi cùng các nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành của hai nước trong khoảng một tháng tới trên vùng biển Việt Nam.
TTO - Đây là chuyến khảo sát kéo dài một tháng (từ 20-11 đến 21-12), từ vùng biển Quảng Trị đến Bình Thuận, đánh dấu sự hợp tác lần thứ 5 giữa các nhà khoa học Việt Nam và Liên bang Nga.
Xem thêm: mth.7103459171503202-neib-tas-oahk-gnart-ahn-ned-nirapo-is-neiv-uat/nv.ertiout