Cụ thể là các nhu cầu của TP về đầu tư bãi để xe, nhà vệ sinh công cộng.
Dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54 nêu điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn các công trình công cộng trên đất công (nhà, sân bãi để xe; nhà vệ sinh công cộng) giúp gỡ được các nhu cầu của TP về đầu tư bãi để xe, nhà vệ sinh công cộng.
Nhà, sân bãi để xe và nhà vệ sinh công cộng là hai nhu cầu thiết yếu của đô thị mà dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết 54 (nói gọn là nghị quyết đặc thù) đưa vào để tạo điều kiện cho TP.HCM.
TP.HCM hiện có khoảng 255 nhà vệ sinh công cộng. Trước đó, tháng 2-2023, một tờ báo nước ngoài khảo sát, xếp loại chất lượng nhà vệ sinh công cộng của TP đứng thứ 67/69 các TP du lịch trên thế giới.
Bên cạnh nhu cầu nhà vệ sinh công cộng, bãi để xe hàng chục năm qua luôn là nhu cầu bức thiết của TP mà chưa có giải pháp hữu hiệu, nhất là khu vực trung tâm.
Phân tích về nội dung trên của dự thảo nghị quyết đặc thù, ông Nguyễn Hải Long - trưởng phòng tư vấn pháp lý Công ty luật TNHH AGL - cho rằng quy định trên sẽ giúp TP tháo gỡ vướng mắc pháp lý để đầu tư bãi để xe và nhà vệ sinh công cộng.
Bởi lẽ theo quy định hiện hành, để xây dựng bãi để xe thông minh, nhà vệ sinh trên đất công, nhất là ở khu vực trung tâm thì gần như TP chỉ có thể tận dụng diện tích đất công viên cây xanh, đất giao thông theo các trục, các nút giao thông hoặc tận dụng các diện tích chưa triển khai theo quy hoạch được phê duyệt.
Việc này sẽ vướng mắc quy hoạch, vướng mục đích sử dụng đất nên không thể cấp phép cho dự án dù chỉ là có thời hạn.
Đồng quan điểm, TS Vũ Anh Tuấn - giám đốc Trung tâm nghiên cứu GTVT Việt - Đức (Trường ĐH Việt Đức) - cho rằng khuynh hướng TP.HCM phát triển bãi để xe công cộng tận dụng quỹ đất công sẵn có là rõ ràng và khả thi.
Dự thảo nghị quyết đặc thù đã tháo gỡ nút thắt cơ chế sử dụng đất cho TP rồi, còn lại TP phải tính toán để tận dụng hiệu quả để kêu gọi đầu tư.
Theo ông, thất bại của bốn dự án đầu tư bãi xe ngầm tại các công viên là kinh nghiệm quý mà TP có thể rút ra để tính toán hợp lý về định dạng dự án; cân đối chi phí đầu tư, quản lý vận hành với doanh thu và rủi ro cho nhà đầu tư; các giải pháp đi kèm để bảo đảm môi trường đầu tư…
Để đảm bảo tính khả thi của nghị quyết mới thay nghị quyết 54, các chuyên gia cho rằng cần quy định rõ cơ chế xử lý xung đột pháp lý, trách nhiệm trong quá trình thực thi.
Xem thêm: mth.19541624181503202-mch-pt-iht-od-uac-uhn-ohc-gnouv-og-teyuq-ihgn-ohc/nv.ertiout