Biên tập viên, tác giả sách thiếu nhi Nguyễn Hoàng Diệu Thủy chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về những khó khăn trong việc nuôi dạy con cái hiện nay tại tọa đàm Trò chuyện gia đình - Thời gian là cuộc sống tổ chức ngày 21-5 tại Hà Nội.
Đây là tọa đàm nhân dịp Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản cuốn sách lừng danh Momo của tiểu thuyết gia Michael Ende người Đức.
Ra đời năm 1973, Momo kể một câu chuyện về thời gian vừa mơ mộng, vừa ly kỳ, vừa giàu triết lý. Nó đặt ra rất nhiều câu hỏi về cách chúng ta sử dụng thời gian, mà trong đó thế giới người lớn và thế giới trẻ con dường như là hai thái cực đối lập.
Lũ trẻ bay nhảy, mộng mơ, đầy sắc màu, bất chấp quy tắc, trong khi người lớn hoạch định cuộc đời của họ ngăn nắp đến từng li, không còn chỗ cho những mộng mơ, những bất ngờ và vì thế họ ngày càng trở nên xám xịt.
Buổi tọa đàm xoay quanh câu chuyện giáo dục con trẻ và dành thời gian cho gia đình trong xã hội hiện nay - một vấn đề nan giải.
Cha mẹ, con cái ngày càng chia rẽ
Chị Diệu Thủy chia sẻ về chuyện chị phải "vật lộn" để đưa các con ra ngoài. Những đứa trẻ thời bây giờ đi ra ngoài thiên nhiên, đi bộ vài cây số sẽ kêu la kinh khủng. Chúng thích không gian tại các trung tâm thương mại hơn.
Đó là chưa nói chuyện các bậc cha mẹ hiện nay quá bận rộn để dành thời gian cho các con. Công việc đã vắt kiệt họ. Vì thế, nhiệm vụ tách các con khỏi điện thoại, ti vi hầu như bất khả.
Đó là sự khốc liệt của xã hội hiện đại. Thời gian dành cho nhau đã ít, chất lượng thời gian bên nhau hiện nay cũng rất tệ.
Anh Nguyễn Minh - cố vấn giáo dục - nói nếu như trước đây thời gian buổi tối là thời gian gia đình gắn kết nhất thì giờ đây đó là khoảng thời gian chia rẽ thế hệ nhất.
Ông bà ngồi xem thời sự trên ti vi, bố mẹ đọc báo mạng, còn con cái thì lên mạng xã hội. Gia đình rõ ràng quây quần bên nhau nhưng mỗi người một thế giới.
Hay như chuyện bây giờ hầu hết thời gian bố mẹ ở thành phố dành cho con cái là vào cuối tuần ở các khu vực không thiên nhiên như các trung tâm thương mại dưới tầng hầm các tòa nhà cao tầng.
Mà các trung tâm thương mại được thiết kế để các thành viên trong gia đình có thể đi cùng nhau nhưng xa cách nhau. Bố mẹ sẽ thả con vào các cửa hàng đồ chơi còn bố mẹ đi mua sắm.
Kết nối với máy chủ chứ không phải kết nối với xã hội
Nói về việc smartphone đe dọa cuộc đời trẻ con hiện nay thế nào, chuyên gia Nguyễn Minh nhìn nhận đây là vấn nạn toàn cầu rất khó giải quyết. Nó khiến trẻ em chỉ kết nối với máy chủ, một thứ rất vô hình.
Thay vì kết nối với xã hội, với nhau, thì các thành viên trong gia đình hiện nay mỗi người lại mải mê kết nối với một cộng đồng hư vô trên mạng xã hội.
Điều đó dẫn tới những đứa trẻ thời nay, thay vì là người tạo ý nghĩa cho cuộc sống của các em lại trở thành bộ máy tiêu thụ ý nghĩa từ bên ngoài tuồn vào.
Lời khuyên của một người làm giáo dục như anh Minh là: nếu điều kiện cho phép, ở khu dân cư có sân chơi thì cha mẹ nên cho trẻ chơi ở sân chơi vì dù gì chạy nhảy vẫn là nhu cầu tự nhiên của con người.
Tất nhiên cũng không thể tách biệt trẻ hoàn toàn khỏi điện thoại thông minh, Internet. Lời khuyên của anh Minh là cho trẻ dùng điện thoại thì phải rất chắc chắn biết trẻ em đang dùng chương trình nào. Khi con dùng điện thoại có quy định chặt chẽ về thời lượng.
Đối với các nhà làm chính sách, anh Minh mong muốn họ hãy nghĩ đến sự khó khăn của các phụ huynh hiện nay mà thiết kế nhiều không gian công cộng. Xã hội nên chia sẻ gánh nặng với phụ huynh.
TTO - Một dự luật “quyền được ngắt kết nối” vừa được đệ trình tại thành phố New York, đề nghị phạt chủ lao động tới 250 USD nếu yêu cầu nhân viên nghe điện thoại hoặc trả lời email ngoài giờ làm việc.
Xem thêm: mth.36665817112503202-toh-mihc-ehgn-aoh-magn-uihc-gnohk-iac-noc-ihk-ig-mal/nv.ertiout