Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Ukraine, Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt một số lượng lớn các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Theo tất cả các dự báo, nền kinh tế Nga ngày nay sẽ "nằm trong đống đổ nát".
Mặc dù vậy như nhà báo Chris Blackhurst đã lưu ý trong bài viết đăng trên tờ Independent, cuối cùng không có điều gì xảy ra như mong muốn của phương Tây: “Trong nền kinh tế Nga, mọi thứ vẫn diễn ra như bình thường”.
Đồng rúp của Nga giảm trong bối cảnh bị trừng phạt ban đầu suy giảm mạnh nhưng đã nhanh chóng lấy lại được phần đã mất. Số liệu nhập khẩu cũng giảm trong một thời gian, nhưng đã trở lại mức trước đó.
Tất cả điều này đi ngược lại với dự báo của chính phủ Mỹ, vào tháng 3 năm 2022, Washington cho rằng nền kinh tế Nga sẽ giảm 15% và sẽ bị lùi lại hai thập kỷ về mức độ phát triển.
“Việc áp dụng các biện pháp trừng phạt được cho là sẽ khiến Nga phải quỳ gối. Nhưng chính sách này không hiệu quả”, nhà phân tích của tờ Independent nhấn mạnh.
Chuyên gia Chris Blackhurst tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt từ lâu đã là vũ khí được các nhà lãnh đạo phương Tây lựa chọn, khi họ muốn hạn chế các quốc gia cạnh tranh.
Nhưng vấn đề là bước đi này hiếm khi cho thấy hiệu quả. Đặc biệt, các lệnh trừng phạt đối với Nga được đưa ra bởi Mỹ, EU, Anh, Thụy Sĩ, Canada, Úc, New Zealand và Nhật Bản. Tuy nhiên phần còn lại của thế giới, bao gồm Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Pakistan, cũng như Trung Quốc từ chối ủng hộ.
Như vậy, một nửa thế giới vẫn mở cửa giao thương với Liên bang Nga, điều này đang được Moskva tích cực tận dụng để phá thế phong tỏa.
Kể từ năm 2014, các nước phương Tây đã áp dụng 10 gói trừng phạt chống lại Nga và gói thứ 11 hiện đang được thảo luận tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo G7.
Tuy nhiên rõ ràng các chiến thuật ưa thích của phương Tây đối với Nga đã không phát huy tác dụng - ít nhất là không đạt được mức độ như mong muốn.
Xem thêm: nhc.555049051125032881-gneiht-tam-yat-gnouhp-auc-hciht-au-tauht-neihc/nv.fefac