vĐồng tin tức tài chính 365

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia?

2023-05-22 07:28
Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia? - Ảnh 1.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tặng hoa chúc mừng nhân dân làng - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ.

Ngoài phần lễ đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trang trọng, ngắn gọn, thì tích xưa được thể hiện qua ngôn ngữ sân khấu với sự thể hiện của các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã cho quan khách hiểu được gốc tích của lễ hội độc đáo mà các vua quan triều Lý, Trần, Lê đều thực hiện hằng năm vào ngày 4-4 âm lịch tại ngôi đền ở Kẻ Bưởi xưa.

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia? - Ảnh 2.

Công bố quyết định "Hội thề trung hiếu" đền Đồng Cổ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh: T.ĐIỂU

Từ lời thề trung hiếu gần ngàn năm trước

Trích đoạn sân khấu tuồng tối 21-5 gây xúc động cho người xem với màn tái dựng Hội thề trung hiếu gần 1.000 năm trước. Lúc bấy giờ thái tử Lý Phật Mã sau khi dẹp loạn tam vương, được phong "Thiên hạ minh chủ", lên ngôi, lấy hiệu Lý Thái Tông (đầu thế kỷ XI), đã mở hội thề này để răn dạy các quần thần tướng sĩ và con dân trong thiên hạ giữ trọn đạo hiếu trung.

Đó là cái đạo nhằm gìn giữ kỷ cương đất nước, đất nước thái bình hưng thịnh.

Sách xưa còn ghi, trong ngày lễ hội, trước đền đắp một đàn cao, xung quanh cờ xí rợp trời, đội ngũ chỉnh tề, giáo gươm rợp đất. Giữa đàn là thờ vị thần Đồng Cổ, lư hương nghi ngút, quan giám thệ điều khiển hội thề.

Bách quan văn võ từ phía đông đi vào đền, đến trước đàn, quỳ trước thần vị và đọc lời thề "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt".

Lễ hội này cũng được tổ chức tại đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia? - Ảnh 3.

Trích đoạn sân khấu tái hiện Hội thề trung hiếu do vua Lý Thái Tông khởi xướng - Ảnh: T.ĐIỂU

Tới lời thề làm quan trong sạch

Nhưng đến thời Trần Dụ Tông (1341-1369), vua ham chơi bời, lười chính sự, các quan tham nhũng, ức hiếp dân lành. Chu Văn An đã phải dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Nên nội dung lời thề tại Hội thề trung hiếu dưới nhà Trần sửa lại là: "Làm tôi tận trung/ Làm quan trong sạch/ Ai trái thế này/ Thần minh giết chết".

Dưới thời phong kiến, đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, được nhà vua và triều đình dành nhiều sự quan tâm.

Gần đây Hội thề trung hiếu mới được phục dựng lại tại đền Đồng Cổ ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Nhưng ngày nay, một số nghi thức đã thay đổi như không còn duy trì nghi thức cắt máu ăn thề và những người đọc lời thề là đoàn thể, nhân dân trong phường Bưởi.

Theo nhà sử học Lê Văn Lan, hội thề hiện nay do nhân dân làm chủ, nhưng cần phục hồi ở mức độ cao hơn để bảo vệ tính thời sự của nó.

Ngoài trích đoạn tái hiện Hội thề trung hiếu đầu tiên do vua Lý Thái Tông khởi xướng, đạo diễn Lê Thế Song còn đưa vào chương trình các bài hát xẩm, chèo chủ đề tô đậm nét đẹp độc đáo của đền Đồng Cổ và vị thần nơi đây.

Các tiết mục văn nghệ từ địa phương cũng làm cho lễ hội thêm phần độc đáo.

Hôm nay 22-5, chính hội sẽ diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi do nhân dân đứng ra tổ chức.

Lễ hội Minh thề: Lễ hội Minh thề: 'Lợi dụng việc công làm của tư thì thần linh đả tử'

Ngày 4-2 (tức 14 tháng giêng), người dân thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng lại nô nức trẩy lễ hội Minh thề, hội thề không tư túi của công.

Xem thêm: mth.99695516022503202-aig-couq-nas-id-al-auv-hcas-gnort-nauq-mal-ueih-gnurt-eht-ioh-o-ig-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có gì ở Hội thề trung hiếu - làm quan trong sạch vừa là di sản quốc gia?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools