vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ: "Cuộc chiến" trần nợ công

2023-05-22 08:28

Không phải bây giờ, mà bà Janet Yellen đã báo động về nguy cơ Mỹ vỡ nợ từ đầu năm 2023, khi nước này chạm trần nợ công. Về mặt kỹ thuật, Mỹ đã chạm trần nợ 31.400 tỷ USD vào tháng 1 năm nay và Bộ Tài chính Mỹ buộc phải sử dụng các biện pháp đặc biệt để có thể tiếp tục trang trải cho các hoạt động của Chính phủ.

Bà Janet Yellen cảnh báo, Chính phủ chỉ còn đủ tiền chi trả đến đầu tháng 6/2023. Trong khi đó, Ủy ban Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo, ngày này sẽ đến chậm nhất vào cuối tháng 7/2023.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ông Jerome Powell nhận định, nếu các bên không đạt được giải pháp cho lần khủng hoảng trần nợ này, thì thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chao đảo, người hưởng các khoản chi trả từ ngân sách liên bang không còn được nhận tiền, nhiều bộ phận của Chính phủ phải ngừng hoạt động và nền kinh tế Mỹ hứng chịu những tổn thất lâu dài.

Trong một báo cáo mới công bố, Hội đồng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng đã chỉ ra những tác động tiêu cực mà kinh tế Mỹ sẽ phải gánh chịu trong trường hợp tránh được vỡ nợ, vỡ nợ ngắn hạn và vỡ nợ kéo dài.

Trong tình huống xấu nhất là vỡ nợ kéo dài, các chuyên gia kinh tế của Nhà Trắng cho biết, khoảng 8,3 triệu người sẽ mất việc, GDP giảm 6,1% và thị trường chứng khoán “bốc hơi” gần một nửa giá trị. Tỷ lệ thất nghiệp trong trường hợp này sẽ tăng tới 5%.

Đối với trường hợp vỡ nợ ngắn hạn, nền kinh tế sẽ mất khoảng nửa triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0,3% trong quý III/2023 và GDP suy giảm 0,6%.

Thậm chí, ngay cả khi Mỹ không chịu cảnh vỡ nợ, Hội đồng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng vẫn dự báo, có khoảng 200.000 người bị mất việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1% và GDP suy giảm 0,3%.

Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's Analytics (công ty con của Moody's) nhận định: “Khi Mỹ vỡ nợ, chi phí đi vay sẽ tăng lên và khả năng cung cấp khoản vay giảm đi. Điều này khiến việc vay cá nhân, vay mua ô tô hay thế chấp trở nên tốn kém và khó khăn hơn”.

Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới và hơn một nửa số dự trữ ngoại tệ của thế giới là đồng USD. Do vậy, bất kỳ tác động nào đến niềm tin vào nền kinh tế Mỹ, cho dù do vỡ nợ hay mất ổn định, rơi vào suy thoái đều có thể khiến các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ, dẫn tới sự suy yếu của đồng bạc xanh.

Đối với giới đầu tư và các nước đang nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn, việc chính phủ Mỹ vỡ nợ sẽ khiến các trái phiếu này mất giá nghiêm trọng, kéo theo giá trị tài sản mà các bên nắm giữ thông qua trái phiếu Mỹ cũng giảm theo. Ngoài ra, số tiền phải trả cho bảo hiểm vỡ nợ trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn sẽ tăng mạnh.

Vàng có diễn biến tăng giá trong thời gian qua, khi ngân hàng trung ương nhiều nước đẩy mạnh mua vàng để giảm sự phụ thuộc của kho dữ trữ ngoại hối vào đồng USD. Đà tăng giá của vàng trong thời kỳ lãi suất cao là lời cảnh báo về tình hình tài chính của Mỹ và vị thế thống trị thương mại quốc tế của đồng USD. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, các ngân hàng trung ương đã mua thêm 228 tấn vàng trong quý đầu năm 2023, sau khi mua kỷ lục 1.136 tấn vàng trong năm 2022.

Tuy vậy, không ít ý kiến trong giới kinh tế cho rằng, nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ Mỹ là có, nhưng khả năng này không cao, bởi việc nâng trần nợ là một thủ tục mà Quốc hội Mỹ đã tiến hành thường xuyên.

Giáo sư Juan Carluccio tại Đại học Surrey (Anh quốc) nhận định, việc vỡ nợ không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nên nhiều khả năng Đảng Cộng hòa sẽ chấp nhận việc nâng trần nợ.

Ngày 16/5/2023, sau các cuộc đàm phán kéo dài, cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ Đảng Cộng hoà đều bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thoả thuận nâng trần nợ công. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hoà cho biết, dù lập trường còn cách xa nhau, song hai bên có thể đạt được một số thoả thuận chung.

Xem thêm: lmth.658123tsop-gnoc-on-nart-neihc-couc-ym/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Mỹ: "Cuộc chiến" trần nợ công”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools