Tuần trước, Viện Ứng dụng Vật liệu của Mỹ dự báo doanh số bán hàng từ tháng 5 - 7/2023 của 9 nhà sản xuất thiết bị bán dẫn (chip) hàng đầu thế giới sẽ sụt giảm, lần đầu tiên kể từ tháng 8 - 10/2019.
Theo báo cáo, sự "đi xuống" của các nhà sản xuất chip lớn là do nhu cầu về các loại chip công nghệ tiên tiến đang có xu hướng giảm, dẫn đến các công ty khách hàng hạn chế đầu tư và đặt hàng.
Nhưng bất chấp dự báo "thiếu" lạc quan, giá cổ phiếu của các công ty sản xuất chip đang tăng, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về sự phát triển của ngành công nghệ - trí tuệ nhân tạo (AI) - và sự "hồi sinh" của các thị trường.
Viện Ứng dụng Vật liệu phân tích bảy trong số chính công ty sản xuất chip lớn nhất đã có một quý (từ tháng 2-4/2023) không "khởi sắc" với doanh số giảm. Ước tính, trong quý từ tháng 5-7/2023, doanh số của nhóm 9 công ty sản xuất chip có thể đạt 5,75 - 6,55 tỷ USD.
Giám đốc điều hành của Viện Vật liệu ứng dụng, Gary Dickerson, chia sẻ chi tiêu cho các con chip điện tử đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
Trước đó, một số nhà phân tích đã đưa ra dự báo tương tự, với lý giải nhu cầu về điện thoại thông minh và máy tính công nghệ cao... đang sụt giảm và giá bán cũng giảm mạnh. Hơn nữa, các lệnh trừng phạt liên quan tới lĩnh vực công nghệ mà Mỹ áp đặt với Trung Quốc cũng đang gây tác động tiêu cực lên doanh số bán chip của các nhà sản xuất toàn cầu.
Mặt khác, nhu cầu đối với các sản phẩm chip cấp thấp, chẳng hạn như các linh kiện bán dẫn ứng dụng cho ô tô và một số ngành công nghiệp, đã tăng mạnh hơn dự kiến. Tại Trung Quốc, hoạt động đầu tư, phát triển các dòng sản phẩm này đang diễn ra vô cùng sôi nổi, nhằm "thoát" khỏi các hạn chế xuất khẩu của chính quyền Washington.
Công ty sản xuất chip Tokyo Electro của Nhật Bản mới đây đã hạ dự báo triển vọng của thị trường chế tạo thiết bị chip toàn cầu năm 2023 xuống mức thấp hơn từ 25 - 30% thay vì mức giảm dự kiến 20% đã đưa ra trước đó. Tuy nhiên, công ty dự kiến tỷ trọng doanh số bán hàng cho thị trường Trung Quốc sẽ đạt hơn 30% một chút trong năm tài chính 2023 - 2023, tăng từ mức 24% trong năm tài chính 2022 - 2023.
Tất cả 9 công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới đều dự báo nhu cầu sẽ tăng trong nửa cuối năm nay, nhưng doanh số vẫn sẽ đối mặt với rủi ro giảm do các công ty hạ thấp kế hoạch sản xuất và thời điểm phục hồi của thị trường là rất khó xác định.
Bất chấp môi trường kinh doanh khó khăn, giá cổ phiếu của các nhà sản xuất chip đã liên tục tăng từ tháng 10/2022. Đặc biệt trong tháng 4/2023, giá cổ phiếu của nhóm công ty này đã tăng từ 10 - 30%.
VTV.vn - Không chỉ Mỹ, EU, nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tích cực chạy đua để mở rộng thị phần chip.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.27782104122503202-maig-tus-os-hnaod-oab-ud-uac-naot-pihc-taux-nas-ahn-cac/et-hnik/nv.vtv