vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao Saudi Arabia muốn "thâu tóm" cả Messi và Ronaldo?

2023-05-24 11:59
Vì sao Saudi Arabia muốn "thâu tóm" cả Messi và Ronaldo? ảnh 1

Hiện vương quốc này sẵn sàng trả cho đội trưởng tuyển Argentina, tiền đạo 7 lần giành Quả bóng vàng - Lionel Messi 400 triệu USD/ năm trong giai đoạn cuối sự nghiệp.

Mặc dù là một khoản tiền khổng lồ, thậm chí khoa trương trong bóng đá nhưng đây chỉ là động thái mới nhất, trong chuỗi các động thái của các lãnh đạo quốc gia dầu mỏ, những người đang đổ hàng tỉ USD vào các lĩnh vực thể thao, nghệ thuật và âm nhạc.

Saudi Arabia hy vọng khoản chi tiêu này, được hỗ trợ bởi doanh thu vượt mức từ việc trở thành nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ kích thích thế hệ trẻ phát triển và thúc đẩy ngành du lịch của nước này.

Giám sát cái gọi là cuộc chơi “quyền lực mềm” này là Thái tử Mohammed bin Salman, người cũng đang chi hàng tỉ USD để xây dựng năng lực quân sự của Saudi Arabia, đồng thời theo đuổi một đường lối ngoại giao cơ hội hơn.

Học giả thường trú cấp cao tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh Ả-Rập ở Washington, Kristin Smith Diwan nhận xét: “Đó là sự định hướng lại hoàn toàn của vương quốc. Họ muốn thuyết phục mọi người rằng đây là một nơi để chào đón, không phải là một nơi đe dọa”.

Mức độ chi tiêu “khủng” khiến Saudi Arabia không thể bỏ qua đối với giới tinh hoa chính trị và kinh doanh trên thế giới.

Nền kinh tế của nó là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong Group 20 vào năm 2022, được thúc đẩy bởi giá dầu cao nhất trong một thập kỷ và hiện nó tự hào là quĩ tài sản có chủ quyền lớn thứ 7 thế giới.

Tài sản về thể thao hiện cao nhất trong danh sách mua sắm. Vào cuối năm 2022, siêu sao bóng đá người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo đã ký hợp đồng trị giá 200 triệu USD/ năm với CLB Al Nassr.

Vì sao Saudi Arabia muốn "thâu tóm" cả Messi và Ronaldo? ảnh 3

Bóng đá Saudi Arabia đã có Ronaldo chơi cho Al Nassr, dự định sẽ đưa cả Messi về đầu quân. Ảnh: GETTY

Hơn một năm trước, Quĩ đầu tư công của Saudi Arabia (PIL) dẫn đầu một tập đoàn mua lại CLB bóng đá Ngoại hạng Anh Newcastle United với giá hơn 300 triệu bảng Anh (hơn 370 triệu USD).

Saudi Arabia đang xem xét việc đồng đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2030, sau khi chứng kiến ​​thành công gần đây của nước láng giềng Qatar.

Theo Bloomberg, PIF cũng được cho là đã dành hàng tỉ USD để tài trợ cho các giải Golf LIV của họ, nhằm thu hút các ngôi sao như Phil Mickelson, Dustin Johnson năm 2022. PIF cũng đã cân nhắc một nỗ lực trị giá 20 tỉ USD để bổ sung Công thức 1 vào danh mục đầu tư thể thao ngày càng tăng.

Ở những nơi khác, các địa điểm trong và xung quanh Jeddah và Riyadh đã tổ chức các trận đấu quyền anh kiếm bộn tiền với sự góp mặt của tất cả mọi người, từ những nhà vô địch hạng nặng Anthony Joshua và Oleksandr Usyk cho đến những võ sĩ đầy triển vọng Jake Paul và Tommy Fury.

Theo Simon Chadwick, giáo sư thể thao và kinh tế địa chính trị tại Trường Kinh doanh Skema ở Paris, thể thao là điều cần thiết đối với những gì Saudi đang làm khi nước này hướng tới một thế giới ít phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.

Saudi Arabia cũng muốn du lịch chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030, với hy vọng thu hút 100 triệu du khách mỗi năm. Vào năm 2022, vương quốc này đã đón khoảng 16 triệu du khách (công bố từ Cơ quan Du lịch Saudi Arabia).

Vì sao Saudi Arabia muốn "thâu tóm" cả Messi và Ronaldo? ảnh 4

Saudi Arabia sử dụng các mảng thể thao, văn hóa nhằm thu hút du lịch đến với thủ đô Riyadh. Ảnh: GETTY

Để đạt được mục tiêu của mình, nó đã nhìn xa hơn các môn thể thao chuyên nghiệp. Từ triển lãm Andy Warhol, nghệ thuật hai năm một lần và các buổi hòa nhạc điện tử trên sa mạc, đến các nhà hàng đầu bếp nổi tiếng ở Riyadh và quan hệ đối tác với các trường dạy nấu ăn hàng đầu, nó đang chi rất nhiều tiền để tạo ra một ngành công nghiệp giải trí và thư giãn từ đầu.

Nhưng không phải ai cũng mua sự cường điệu. Các nhà vận động cho rằng Saudi Arabia đang chuyển hướng sự chú ý khỏi thành tích nghèo nàn trong nước về tự do ngôn luận và các quyền con người.

Lina Al-Hathloul, người đứng đầu bộ phận giám sát và vận động của tổ chức nhân quyền ALQST có trụ sở tại Brussels (Bỉ), cho biết: “Tôi rất vui vì những thay đổi này đang diễn ra, nhưng nó tạo ra ấn tượng sai lầm về đất nước của chúng tôi.

Bà lưu ý rằng một khi chiến lược khôi phục danh tiếng của Thái tử và thu hút các nhà đầu tư và du khách phương Tây mang lại hiệu quả, “những vi phạm mà chúng tôi chỉ ra sẽ không còn hiệu quả”.

MINH QUANG

Xem thêm: lmth.717437tsop-odlanor-av-issem-ac-mot-uaht-noum-aibara-iduas-oas-iv/nv.olp

“Vì sao Saudi Arabia muốn "thâu tóm" cả Messi và Ronaldo?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools