vĐồng tin tức tài chính 365

Từng nói 'luôn tin vào nước Mỹ', nhưng Warren Buffett đang đổ ngày càng nhiều tiền vào châu Á khiến giới đầu tư cũng ồ ạ

2023-05-25 03:15

Đối với Antonius Budianto, một nhà đầu tư chứng khoán độc lập ở Indonesia, việc lần đầu tiên được đến Omaha là giấc mơ thành hiện thực. Đi từ phía Đông Java cùng vợ và con gái 14 tuổi, Antonius khi ấy đứng xếp hàng trước CHI Health Center lúc 3 giờ sáng để kiếm chỗ trong cuộc học ĐHCĐ thường niên của Berskhire ngày 6/5. Anh chia sẻ mình muốn đứng gần bục phát biểu nhất có thể, khi 2 thần tượng là Warren Buffett và Charlie Munger xuất hiện.

Antonius đã đầu tư vào các cổ phiếu ở Indonesia trong hơn 20 năm, tuân theo phương pháp của Buffett đó là: tập trung vào một số công ty có lợi nhuận cao, trả cổ tức hấp dẫn và hoạt động quản trị doanh nghiệp hiệu quả, sau đó nắm giữ có thể đến nhiều thập kỷ. Tại Berkshire, chiến lược này đã trở thành một câu châm ngôn được lặp đi lặp lại.

Antonius kiếm tiền bằng nghề đầu tư chuyên nghiệp toàn thời gian kể từ năm 2010. Anh chia sẻ sau cuộc họp: “Tôi mệt nhưng vô cùng hài lòng”. Anh nói rằng mình đã thu thập được nhiều kiến thức từ 2 vị huyền thoại đầu tư.

Nhà đầu tư đến từ Indonesia này là 1 trong số hơn 30.000 người tham dự sự kiện thường niên của Berkshire ở một thành phố nhỏ khu Trung Tây nước Mỹ, để có cơ hội được nghe những lời chia sẻ của Buffett.

Vị chủ tịch kiêm CEO 92 tuổi của Berkshire thường ăn tối với bít tết, khoai tây chiên và Coca-Cola. Ông thường đưa ra lời khuyên đầu tư và dự báo kinh tế, cùng những triết lý sống. Và danh mục đầu tư cổ phiếu của Berkshire cũng có rất nhiều điểm tương đồng với ông. Trong danh mục trị giá 328 tỷ USD tính đến cuối tháng 3, 77% là sự đóng góp của 5 cổ phiếu Apple, Bank of America, American Express, Coca-Cola và Chevron.

Tiềm năng của thị trường châu Á

Tuy nhiên, gần đây, ông đã tiếp cận nhiều hơn với thị trường châu Á, bắt đầu với khoản đầu tư vào PetroChina vào năm 2002 và sau đó là vào nhà sản xuất thép Posco của Hàn Quốc từ năm 2006. Năm 2008, ông đầu tư vào hãng xe điện BYD. Giờ đây, các doanh nghiệp châu Á chiếm phần lớn đà tăng trưởng trong danh mục của Berkshire và nhận được sự chú ý nhiều hơn từ thị trường.

Năm 2022, Berkshire đã mua 4,1 tỷ USD cổ phần trong hãng sản xuất chip Đài Loan TSMC. Nhưng vài tháng sau đó, tập đoàn quyết định thoái sạch vốn. Trong báo cáo tài chính mới nhất vào tháng 5, Berkshire hiện không còn sở hữu cổ phần trong TSMC. Quyết định này của tập đoàn dường như chưa lường trước những rủi ro về địa chính trị.

Trong khi đó, vào tháng 4, Buffett đã có chuyến đi đến Nhật Bản và thông báo ông đã tăng lượng nắm giữ cổ phần trong 5 tập đoàn lâu đời nhất nước này lên 7,4%. Đó là Đó là Itochu, Marubeni, Mitsubishi Corp., Mitsui & Co., và Sumitomo Corp. Tổng giá trị cổ phần tính đến ngày 19/5 đạt khoảng 2,1 nghìn tỷ yen (15,2 tỷ USD) và giúp nhóm cổ phiếu này có giá trị lớn nhất trong số các khoản đầu tư bên ngoài nước Mỹ của Berkshire.

Từng nói 'luôn tin vào nước Mỹ', nhưng Warren Buffett đang đổ ngày càng nhiều tiền vào châu Á khiến giới đầu tư cũng ồ ạt 'chạy theo' - Ảnh 1.

Huyền thoại đầu tư cho hay: “Tôi thấy thoải mái hơn với số vốn chúng tôi triển khai ở Nhật Bản so với Đài Loan.” .

The Buffett, ngoài mối lo ngại về địa chính trị, việc tiếp cận nhiều hơn với thị trường châu Á nhưng lại giảm sự hiện diện ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan để sang Nhật Bản là quyết định “đơn giản”. Các doanh nghiệp Nhật Bản có lợi nhuận ổn định, cổ tức ở mức khá hấp dẫn và họ cũng mua cổ phiếu quỹ với tốc độ ổn định. Đây là những yếu tố thường được ông đánh giá cao.

Hơn nữa, cổ phiếu của cả 5 tập đoàn thương mại đều giao dịch thấp hơn khoảng 5% so với giá trị sổ sách khi ông mua vào năm 2019. Chia sẻ với CNBC, ông nói: “Cổ phiếu của họ có mức giá mà tôi thấy khá vô lý, đặc biệt là so với lãi suất hiện hành ở thời điểm đó.”

Báo cáo kinh doanh mới nhất của 5 tập đoàn này cho thấy lợi nhuận và cổ tức của họ tăng mạnh. Trong năm tài khoá kết thúc vào tháng 3, tổng lợi nhuận ròng của 5 doanh nghiệp đạt 4,2 nghìn tỷ yen, tăng 19% so với 1 năm trước đó. Tổng giá trị cổ tức được chi trả bằng tiền mặt là 957 tỷ yen, tăng 20%.

Berkshire mua 7,4% cổ phần trước khi có quyền hưởng cổ tức vào ngày 31/1, khi đó lợi nhuận từ cổ tức ước tính sẽ vào khoảng 510 triệu USD. Theo kế hoạch mới, con số này dự kiến sẽ tăng vượt 565 triệu USD trong năm tài khoá hiện tại, kết thúc vào tháng 3/2024, gần bằng với cổ tức mà Berkshire nhận được từ Coca-Cola vào năm ngoái là 704 triệu USD.

Tại sao Buffett lựa chọn Nhật Bản?

Theo Buffett, những công ty này có nhiều điểm tương đồng với Berkshire, tức là họ là một tập đoàn sở hữu nhiều tài sản. Họ được gọi là những “sogo shosha”, có nghĩa là các tập đoàn thương mại tổng hợp.

Các công ty thương mại của Nhật Bản lần đầu xuất hiện vào thời kỳ Minh Trị Duy tân năm 1868, khi quốc gia này hướng tới mô hình hiện đại hoá theo kiểu phương Tây. Song, nguồn gốc của Mitsui và Sumitomo còn lâu đời hơn thế, từ thế kỷ 17.

Từng là một hãng bán lẻ kimono ở Edo (Tokyo ngày nay), Mitsui là một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất cả nước. Sumitomo thì khởi đầu là một hiệu sách và hiệu thuốc ở Kyoto, sau đó lấn sân sang lĩnh vực khai thác và tinh chế đồng, là tiền thân của Sumitomo Metal Mining ngày nay.

Itochu và Marubeni từng là 1 thực thể. Doanh nghiệp này bắt đầu kinh doanh vào cuối thời đại Tokugawa trong lĩnh vực bán vải gai dầu tại vùng Kansai. Họ tách thành 2 công ty sau Thế chiến II. Mitsubishi là công ty có tuổi đời “trẻ” nhất trong số này, được thành lập vào những ngày đầu của thời đại Minh Trị, kinh doanh lĩnh vực vận chuyển trung gian.

Từng nói 'luôn tin vào nước Mỹ', nhưng Warren Buffett đang đổ ngày càng nhiều tiền vào châu Á khiến giới đầu tư cũng ồ ạt 'chạy theo' - Ảnh 2.

Trong khi đó, Berkshire cũng là một tập đoàn điều hành 6 phân khúc kinh doanh, cụ thể là bảo hiểm, đường sắt, tiện ích, năng lượng, sản xuất, phân phối hàng tạp hoá bán buôn và dịch vụ, bán lẻ. Họ sở hữu cũng như điều hành các doanh nghiệp lớn như hãng bảo hiểm ô tô Geico, See’s Candies và BNSF - một trong những công ty đường sắt lớn nhất Bắc Mỹ.

Việc đầu tư vào Nhật Bản mang lại lợi thế huy động vốn dễ dàng và… rẻ. Berkshire đã huy động tiền mặt tại thị trường Nhật Bản thông qua phát hành trái phiếu tại nước này trong 5 năm qua, với lãi suất thấp hơn nhiều so với ở Mỹ.

Buffett cho biết mọi thứ vận hành rất trơn tru và Berkshire vẫn chưa ngừng đầu tư vào Nhật Bản. Ngoài thông báo về tăng tỷ lệ sở hữu trong 5 tập đoàn thương mại lên 9,9% và cân nhắc các mối quan hệ tiềm năng, ông không giải thích thêm về khoản đầu tư vào nước này.

Tiếp xúc gián tiếp với Trung Quốc

Theo chủ tịch và CEO của Mitsui, Kenichi Hori, các quy tắc cơ bản về toàn cầu hoá đã trở nên phức tạp hơn, do sự cạnh tranh giữ Trung Quốc và Mỹ, chuỗi cung ứng đã bị tách rời và dẫn đến tình trạng “hai đường song song”.

The five Japanese trading companies have varying levels of exposure to China. Their various natural resource-related businesses are highly reliant on Chinese demand, and they have direct investments in the country.

5 công ty thương mại của Nhật Bản có mức độ tiếp xúc với Trung Quốc khác nhau. Các hoạt động liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của họ phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của Trung Quốc. Họ cũng có nhiều khoản đầu tư trực tiếp vào nước này.

Cựu chủ tịch của Itochu là đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc. Công ty này có hoạt động liên kết chiến lược với tập đoàn nhà nước của Trung Quốc là Citic và Charoen Pokphand Group - tập đoàn Thái Lan cũng có liên hệ với Trung Quốc, trong gần 1 thập kỷ.

Richard Kaye, cố vấn danh mục đầu tư và nhà phân tích tại Comgest Asset Management Japan, cho rằng một lý do khác thúc đẩy Berkshire lựa chọn đầu tư vào các tập đoàn này là họ có thể tiếp cận gián tiếp với đà tăng trưởng của Trung Quốc. Ông cho hay: “Nhật Bản là nền tảng tốt nhất thế giới để đầu tư vào sự phát triển của Trung Quốc.”

Từng nói 'luôn tin vào nước Mỹ', nhưng Warren Buffett đang đổ ngày càng nhiều tiền vào châu Á khiến giới đầu tư cũng ồ ạt 'chạy theo' - Ảnh 3.

Việc Berkshire đầu tư vào Nhật Bản đã khiến TTCK nước này gây được sự chú ý lớn. Chỉ số Nikkei tăng gần 40% kể từ khi Buffett thông báo về các khoản đầu tư vào 5 tập đoàn thương mại vào cuối tháng 8/2020. Chỉ số này tiến sát mốc cao kỷ lục đạt được vào tháng 12/1989.

“Mới chỉ là khởi đầu”

Khi chuyển hướng sang Nhật Bản, Buffett đã thanh lý các khoản đầu tư vào Trung Quốc đại lục mà ông thực hiện vào đầu năm 2002-2003, với số cổ phần trị giá 488 triệu USD trong PetroChina. Tháng 2/2008, Berkshire bán sạch cổ phần trong PetroChina do giá dầu tăng mạnh.

Trước PetroChina, giá trị cổ phần ở nước ngoài lớn nhất Berkshire nắm giữ là nhà máy bia Guinness ở Ireland vào đầu những năm 1990. Theo Alice Schroeder, tác giả cuốn tiểu sử về Buffett “The Snowball”, Buffett không tìm hiểu sâu sắc về những cổ phiếu nước ngoài trừ khi cơ hội ở Mỹ đang giảm dần.

Thương vụ gần đây nhất ở Trung Quốc của Berkshire là BYD, được thực hiện từ cách đây 15 năm. Theo báo cáo mới nhất lên sàn Hong Kong đầu tháng 5, Berkshire hiện sở hữu 108,34 triệu cổ phiếu BYD, tương đương 3,7%, chưa bằng 1 nửa trong số 225 triệu cổ mà họ mua vào tháng 9/2008.

Ban đầu, Berkshire mua cổ phiếu BYD giới giá 8 HKD và giá bán là hơn 200 HKD. Ước tính, tập đoàn đã thu về hơn 6 tỷ HKD (765 triệu USD) tiền mặt và lãi hơn 5 tỷ HKD. Tuy nhiên, Berkshire không nói rõ lý do vì sao bán bớt cổ phần trong BYD, có thể là do sự hoài nghi về tương lai của ngành sản xuất ô tô cùng những vấn đề địa chính trị ở Trung Quốc.

Buffett từng chia sẻ: “Ngành sản xuất ô tô rất khắc nghiệt. Henry Ford đã sản xuất ra những sản phẩm mang tính cách mạng, nhưng chỉ 20 năm sau ông ấy thua lỗ. Đây là ngành có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới và tôi khó có thể dự đoán ngành này sẽ ra sao trong 5-10 năm tới.”

Ngoài ra, Buffett và Munger dường như cũng không muốn căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, khiến sự chia rẽ giữa các siêu cường trở nên trầm trọng. Lấy dẫn chứng về khoản đầu tư vào Apple, Munger chỉ ra rằng việc hợp tác với Trung Quốc đã mang lại sự hiệu quả và “tốt cho cả Apple, cả Trung Quốc.”

Buffett thì so sánh sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hiện tại giống với việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1962. Ông dường như đã chuẩn bị cho bối cảnh địa chính trị hoàn toàn mới này và nói: “Chúng ta mới đang ở giai đoạn khởi đầu.”

Tham khảo Nikkei

Xem thêm: nhc.185454102425032881-oeht-yahc-ta-o-gnuc-ut-uad-ioig-neihk-a-uahc-oav-neit-ueihn-gnac-yagn-od-gnad-tteffub-nerraw-gnuhn-ym-coun-oav-nit-noul-ion-gnut/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từng nói 'luôn tin vào nước Mỹ', nhưng Warren Buffett đang đổ ngày càng nhiều tiền vào châu Á khiến giới đầu tư cũng ồ ạ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools