vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên cấm cán bộ tiếp người dân ngoài trụ sở?

2023-05-25 09:54
Cán bộ tại TP.HCM phục vụ người dân đến làm thủ tục hành chính - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cán bộ tại TP.HCM phục vụ người dân đến làm thủ tục hành chính - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là một trong những nội dung tại Dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Dự thảo quy định các chuẩn mực đạo đức với cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể về tinh thần phục vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải liêm khiết, chính trực, tận tụy, tiết kiệm, chống lãng phí; giao tiếp với công dân phải nghiêm túc, lịch sự, đúng mực, ngôn ngữ chuẩn mực rõ ràng, không hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc. 

Thay vào đó cán bộ, công chức, viên chức cần tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho người dân về quy trình, thủ tục; kịp thời giải quyết và thông báo kết quả giải quyết theo quy định và tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của người nước ngoài.

Dự thảo bộ quy tắc cũng mong muốn cán bộ, công chức, viên chức trong sạch, không gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cá nhân, tổ chức; không ham quyền lực; không chạy chức, chạy quyền; không sử dụng công quỹ, tài sản của cơ quan, của Nhà nước vào những việc mang tính vụ lợi; kiên quyết đấu tranh với các hành vi tham ô và trục lợi tài sản công.

Cùng với đó cán bộ, công chức, viên chức phải trung thực, đúng mực, công tâm, thẳng thắn, không xu nịnh; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thử thách vì lợi ích chung; kiên quyết bảo vệ lẽ phải, không bao che những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức...; không kén chọn công việc, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi công việc được giao.

Trong giao tiếp với đồng nghiệp, dự thảo quy định cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, phối hợp, tương trợ; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; giữ gìn uy tín, danh dự của đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp; trung thực, công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá đồng nghiệp; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.

Trong thời gian làm việc, dự thảo quy định cán bộ, công chức không giải quyết việc riêng trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng dưới mọi hình thức tại nơi làm việc; không uống rượu, bia, đồ uống có cồn ngay trước, trong và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. 

Dự thảo cũng nêu rõ cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định đạo đức công vụ, tùy theo tính chất, mức độ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đề xuất chưa sát thực tiễn

Có ý kiến về dự thảo trên, bạn đọc Hangminh đã gửi phản hồi về Tuổi Trẻ Online cho rằng đó là một đề xuất chỉ mới giải quyết được kết quả mà chưa tính tới việc giải quyết nguyên nhân.

"Đề xuất không có ý nghĩa, vì chuyện cán bộ hẹn gặp ở ngoài thiếu gì cách, nên tập trung vào những vấn đề chính chứ không nên đưa ra những đề xuất như này", bạn đọc Thanh đưa thêm ý kiến.

Còn bạn đọc Long đặt vấn đề, với những đề xuất trên thì ai sẽ kiểm tra? Ai kiểm soát hay là hô hào khẩu hiệu cho vui vậy? Cùng chung ý kiến, bạn đọc Minh Trần bày tỏ: Các đề xuất như vậy là quá cứng nhắc. Có nhiều phần việc nếu chỉ liên hệ trong cơ quan thì sẽ không kịp tiến độ. Một số ngành khẩu hiệu nội dung xem người dân là bạn đồng hành mà xa cách vậy khó hoàn thành nhiệm vụ.

"Đề xuất không có tính thực tiễn chút nào. Ngoài giờ, ngoài quan hệ công việc còn có mối quan hệ bạn bè, anh em... chứ bắt người ta không được gặp nhau à", bạn đọc Vinh phản hồi thêm.

Trái ngược với ý kiến trên, bạn đọc Bình lại cho rằng nên ủng hộ các đề xuất trên và có các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Đề xuất thêm về giải pháp, bạn đọc Nguyễn Sơn viết: Cứ đưa tất cả thủ tục công khai lên mạng, gửi qua bưu điện, mạng, cấm nhận trực tiếp là xong. Người dân thật sự cũng không có nhu cầu lớn trong việc gặp cán bộ, công chức, viên chức khi không có việc gì cần thiết.

"Chỉ cần đề nghị cán bộ, công chức, viên chức không được dùng tiền mặt để thanh toán là xong chuyện chứ gì. Ai cũng biết nhưng còn tránh né vì còn lợi ích chăng?!", bạn đọc Lê Cảnh viết thêm.

Đ.T. tổng hợp

Bộ Nội vụ lên tiếng về đề xuất cán bộ không hẹn gặp, tiếp người dân ngoài trụ sởBộ Nội vụ lên tiếng về đề xuất cán bộ không hẹn gặp, tiếp người dân ngoài trụ sở

TS Đào Mạnh Hoàn nêu rõ đề xuất cán bộ không hẹn gặp, tiếp người dân ngoài trụ sở chỉ áp dụng trong trường hợp giải quyết công việc và không áp dụng cho mối quan hệ dân sự.

Xem thêm: mth.31695538052503202-os-urt-iaogn-nad-iougn-peit-ob-nac-mac-nen-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên cấm cán bộ tiếp người dân ngoài trụ sở?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools