Sự khó khăn từ thị trường tiêu thụ đã khiến các doanh nghiệp một lần nữa phải cơ cấu lại quy trình vận hành. Một số doanh nghiệp tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất. Tuy nhiên, hiện nay với nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng là nhắm đến các năng lực hoạt động cần thiết và đầu tư vào những phần mũi nhọn, chắc chắn có lợi thế để khai thác hiệu quả.
Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, đơn hàng đồ jean giảm tới 60% tại thị trường châu Âu. Vì vậy, doanh nghiệp này buộc phải tiết giảm chi phí vận hành từ quản lý nhân sự, tối ưu hoá dây chuyền sản xuất, trong đó hiệu quả nhất là cải tiến quy trình sản xuất và số hoá hoạt động.
Trước kia, doanh nghiệp cần tới 9 bước để có 1 mẫu sản phẩm, nay rút xuống còn 3 bước, những bước trong thiết kế lên mẫu, nhận phản hồi từ khách đều được số hoá.
Giảm chi phí, tăng doanh thu là bài toán đau đầu với không ít doanh nghiệp trong giai đoạn này. Ảnh minh họa.
Đối với công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Qui Phúc, tự cải tiến máy làm khuôn tiết kiệm rất nhiều chi phí so với trước kia bởi với mỗi chi tiết sản phẩm, đơn vị phải gửi ra nước ngoài để làm khuôn thì nay hoàn toàn việc này có thể được thực hiện từ chính những người kỹ sư tại nhà máy.
Theo các đơn vị tư vấn chuyển đổi số, giai đoạn trong và sau dịch COVID-19 là giai đoạn chứng kiến sự chuyển đổi rõ rệt nhất của doanh nghiệp trong quy trình vận hành sản xuất. Nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu từ các bước đơn giản như quản lý lại các dữ liệu để tối ưu vận hành đã cho thấy hiệu quả.
Theo các chuyên gia, cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp không chỉ đơn giản là việc phải "thắt lưng buộc bụng" trong thời kỳ khó khăn, hay tăng lợi nhuận trong ngắn hạn, mà chính là có một chiến lược tổng thể để phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của doanh nghiệp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.45854809052503202-ihp-ihc-maig-teit-pahp-iaig-ueihn-mit-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv