vĐồng tin tức tài chính 365

Điểm tin kinh tế ngày 16-17/5: Mỹ điều tra chống gian lận thuế với thép tấm không gỉ của Việt Nam

2020-05-26 17:38

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước và quốc tế trong 2 ngày (16-17/5).

Kinh tế Việt nam:

Mỹ điều tra chống gian lận thuế với thép tấm không gỉ từ Việt Nam

Theo Vietnamfinance, đây là vụ việc Bộ Thương mại Mỹ  tự khởi xướng điều tra dựa trên số liệu thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ có dấu hiệu lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ. Các biện pháp này Hoa Kỳ đang áp dụng từ năm 2016 với mức thuế từ 139-167% với hàng hóa Trung Quốc.

Nguyên nhân khiến Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra là do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ củaTrung Quốc sau đó gia công hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Kim ngạch  xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn trước và sau khi Mỹ áp thuế với hàng hóa Trung Quốc.

Hiện Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá từ 17,94-31,85% với sản phẩm thép cán phẳng không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ảnh: Shutterstock.

Sau khi khởi xướng về việc điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ban hành bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn bị cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến quy trình quản lý, nguồn nguyên liệu và  tham gia, hợp tác với Bộ Thương mại Mỹ để tránh việc bị sử dụng dữ liệu sẵn có (thường là bất lợi) trong quá trình điều tra.

Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), trong năm 2019 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm bị điều tra của Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 12,1 triệu USD chiếm khoảng 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ. Theo quy định của Mỹ, tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận đơn Bộ Thương mại Hoa kỳ sẽ xem xét và tiến hành khởi xướng điều tra vụ việc.

Đẩy mạnh kinh tế du lịch, Việt Nam chuẩn bị nới lỏng xuất nhập cảnh, đón khách quốc tế

Ngoài việc thúc đẩy kinh tế du lịch nội địa, Việt Nam chuẩn bị các việc khi điều kiện cho phép để mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Nội dung quan trọng là nghiên cứu nới lỏng thủ tục xuất nhập cảnh và nối lại các đường bay.

Trong thời gian này, Bộ Công Thương sẽ trao đổi và  tham vấn Bộ Thương mại Mỹ để làm rõ các nội dung cáo buộc trong đơn kiện cũng như cung cấp thông tin chi tiết về quy trình quản lý, nguồn nguyên liệu… của các doanh nghiệp Việt Nam để phía Mỹ có thể đánh giá chính xác trước khi quyết định về việc có khởi xướng điều tra hay không.

Theo Thời báo kinh tế Sài gòn, để thúc đẩy nguồn thu kinh tế từ du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Y tế và Bộ ngoại giao xúc tiến quảng bá du lịch, chuẩn bị các yêu cầu thiết khi điều kiện cho phép để mở cửa đón khách du lịch quốc tế.  Các Bộ này sẽ đánh giá và đề xuất thời điểm cũng như các nguyên tắc dần nới lỏng xuất nhập cảnh, nối lại một số đường bay nhằm phục hồi du lịch, giao thương, du lịch… để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp khai thác các thị trường quốc tế gần Việt Nam đang trông chờ các biện pháp của Chính phủ như nới lỏng xuất nhập cảnh, gỡ bỏ cách ly y tế và nối lại các chuyến bay quốc tế để thực hiện các chương trình quảng bá, phát động lại thị trường du lịch.

Theo nghiên cứu của Công ty Outbox (chuyên nghiên cứu và tư vấn phát triển điểm đến du lịch) cho thấy, ngành du lịch Việt Nam nên ưu tiên thu hút khách từ các thị trường gần và thị trường truyền thống trong những năm qua như  Hàn Quốc,Trung Quốc. Du khách từ các thị trường này vốn đã quen thuộc với điểm đến Việt Nam và có khả năng Việt Nam vẫn nằm trong kế hoạch du lịch của du khách. Vì vậy, trong quý IV/2020 đến hết quý I/2021 khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn, các điểm đến của Việt Nam cần có giải pháp và chính sách để thu hút du khách.

Với các thị trường xa như Mỹ, châu Âu… những nơi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp thì mục tiêu dài hạn là từ năm 2021.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhiều công ty du lịch cho biết sau nhiều ngày không có du khách quốc tế, doanh nghiệp rất sốt ruột nhưng vẫn chưa thể có bất cứ khởi động nào với thị trường này.

Tổng giám đốc Mui Ne Bay Resort ở tỉnh Bình Thuận, Ông Nguyễn Văn Khoa cho biết, thông thường vào thời điểm hiện tại, công ty đã có thể ước tính lượng du khách đến vào mùa đông và cuối năm nhưng đến nay mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ.

“Mặc dù các đối tác ở châu Âu vẫn ký tiếp các hợp đồng nhưng không ước tính được số lượng khách và thời điểm có thể đưa khách đến vì dịch bệnh ở khu vực đó vẫn đang diễn biến phức tạp”, ông Khoa cho biết.

Nhiều công ty khác cũng cho biết thông tin tương tự vì dịch bệnh Covid-19 nên các thị trường như châu Âu, Mỹ, châu Âu rất khó phán đoán.

 Giám đốc Điều hành Công ty Asian Trails Co., LTD, bà Bùi Viết Thủy Tiên cho biết “Thị trường chưa có tín hiệu khả quan rất có thể phải ngủ đông đến năm 2021”.

Một số công ty chuyên khai thác các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á cũng chưa dám phán đoán về thời điểm phục hồi dù đây là thị trường khá tiềm năng sau dịch Covid-19.

 Kinh tế thế giới:

Ông Trump thắng lớn khi công ty Đài Loan xây nhà máy chip 12 tỷ USD ở Mỹ án 12 tỷ USD ‘hạ cánh’ tại Mỹ

Ngày 15/5, “Gã không lồ” TSMS sản xuất chip máy tính Đài Loan tuyên bố sẽ đầu tư 12 tỷ USD cho xưởng đúc bán dẫn ở Mỹ giúp tạo ra hàng nghìn việc làm cho quốc gia này.

Theo hãng tin AFP, thông tin này là thắng lợi lớn cho Tổng thống Donal Trump khi ông đã thúc đẩy các doanh nghiệp chip lớn trên thế giới mở nhà máy tại Mỹ.

Công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC là doanh nghiệp sản xuất vi mạch lớn nhất thế giới gồm các sản phẩm như bộ vi xử lý cho rất nhiều thiết bị điện tử từ iPhone, máy chủ, máy chơi game, máy tính xách tay và cơ sở hạ tầng Internet quan trọng.

Dự kiến năm 2012 công ty này xây dựng cơ sở sản xuất ở bang Arizona. Theo TSMC, từ năm 2024, doanh nghiệp này sẽ sản xuất chip 5 nanomet – con chip nhỏ nhất và nhanh nhất trên thị trường tại nhà máy ở Mỹ. 

Đại diện TSMC tuyên bố, “Dự án này có tầm chiến lược, quan trọng đối với các nhà sản xuất hàng đầu của Hoa Kỳ để có thể chế tạo ra các sản phẩm bán dẫn tiên tiến của họ tại Hoa Kỳ”. ” TSMC hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ của tiểu bang Arizona và chính phủ Hoa Kỳ trong dự án hợp tác này”.

Hãng TSMC cho biết thêm, dự án này sẽ tạo ra khoảng 1.600 việc làm tại nhà máy và hàng nghìn việc làm khác trong chuỗi cung ứng. Nhà máy có thể sản xuất 20.000 tấm bán dẫn mỗi tháng

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19,  căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang. Tổng thống  Donald Trump rất muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Hầu hết cơ sở sản xuất của TMSC được đặt tại Đài Loan. Nhà máy ở Arizona sẽ là nơi sản xuất thứ hai của TSMC tại Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (ảnh: Shealah Craighead/ White House/ Flickr).

Quan hệ thương mại Mỹ – Trung đang dần căng thẳng trở lại

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc vẫn liên tục vướng vào những tranh cãi liên quan tới dịch Covid-19, mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế có khả năng vượt khỏi tầm kiểm soát.

Thế giới dấy lên lo ngại về nguy cơ tái diễn chiến tranh thương mại, khi 3/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể sẽ kết thúc thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nếu Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết hồi tháng 1 là mua thêm 200 tỷ đô la hàng hóa và dịch vụ Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Sau đó, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Bắc kinh đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthzer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vào sáng 8/5. Hai bên đã thống nhất tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô và sức khỏe cộng đồng, đồng thời phối hợp để tạo ra môi trường thuận lợi nhằm thực hiện thỏa thuận thương mại mà hai bên đã ký kết.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Donal Trump đã có phát biểu và khẳng định “vẫn chưa quyết định” có chấm dứt thỏa thuận này với Trung Quốc hay không. Ông Trump cho rằng: “Không ai từng đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vì họ không thể làm điều đó và vì Trung Quốc sẽ không làm điều đó. Trung Quốc đã có con đường một chiều để lấy tiền của Mỹ. Chúng tôi đã mất đi 500 tỉ đô la một năm”.

Thực tế, tổng lượng hàng hóa Trung Quốc mua từ Mỹ đã giảm 5,6% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Số hàng Trung Quốc nhập khẩu tại Mỹ trong tháng 3 chỉ bằng 44% mục tiêu đặt ea và có thể tệ hơn do tác động của dịch Covid-19. Lượng nhập khẩu trong năm 2019 còn thấp hơn 2017 gây sức ép lớn với Trung Quốc để hoàn thành mục tiêu đã thỏa thuận.

Theo một cố vấn Chính phủ Trung Quốc, bản thỏa thuận này đang rất mong mang và nghi ngờ các công ty nhà nước Trung Quốc có đủ khả năng thực hiện các cam kết này hay không. Một số đơn hàng đã được thực hiện gần đây như Trung Quốc vừa mua 6 tàu đậu nành và hơn 600.000 tấn bắp, tuy nhiên do dịch Covid-19 tác động gây ảnh hưởng tới sức mua nội địa thấp hơn, các chuỗi cung ứng, hậu cần bị tắc nghẽn khiến khó có thể đáp ứng được thỏa thuận đã cam kết.

Nhiều chuyên gia đánh giá, khả năng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vượt ngoài tầm kiểm soát trong thời gian tới là không nhiều và còn khá sớm để đánh giá sự tuân thủ của Bắc Kinh đối với thỏa thuận. 

Thị trường Mỹ: Giá bán thịt lợn ở Mỹ tăng mạnh do hàng nghìn con lợn bị tiêu hủy mỗi ngày  

Dịch bệnh bùng phát tại một số nhà máy chế biến thịt lợn lớn nhất cả nước đã khiến các nhà máy phải đóng cửa, số lượng lợn không được làm thịt ở mức cao nhất trong lịch sử.

Theo Soha, hàng trăm nghìn con lợn đã quá lứa, ước tính chỉ riêng trong quý này đã có khoảng 7 triệu con có thể bị tiêu hủy, tương đương 500.000 tấn thịt lợn không đến được tay người tiêu dùng. Một số trang trại dùng nhiều hình thức để tiêu hủy như máy băm gỗ và thịt lợn được chế biến thành mọi thứ, như gelatin đến vỏ xúc xích, tạo thành một sự lãng phí khủng khiếp.

Hàng nghìn người nông dân hi vọng các lò mổ sẽ hoạt động trở lại và thu mua lợn trước khi những con lợn quá cân và phải bị đem tiêu hủy, nhiều người đã quyết định cắt lỗ và thu hẹp quy mô đàn lợn. Hiện tại, sau sắc lệnh mở cửa của Tổng thống Donald Trump ban hành, nhiều nhà máy chế biến thịt đã mở cửa trở lại, tuy nhiên, để phục hồi về mức trước đại dịch còn cần phải một thời gian dài do các quy định về cách ly và tình trạng thiếu nhân công.

Do vậy, kết quả là những quầy thịt tại các cửa hàng thực phẩm trên toàn nước Mỹ trống trơn và giá cả tăng vọt. Giá thịt lợn bán buôn ở Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ tháng 4 đến này, giá bán lẻ tăng 7,6% trong tháng 4.

The post Điểm tin kinh tế ngày 16-17/5: Mỹ điều tra chống gian lận thuế với thép tấm không gỉ của Việt Nam appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Xem thêm: lmth.man-teiv-ut-ig-gnohk-mat-peht-iov-euht-nal-naig-gnohc-art-ueid-ym-5-71-61-yagn-et-hnik-nit-meid/us-ioht/vt.nkd.www

Comments:0 | Tags:Kinh tế Thời sự

“Điểm tin kinh tế ngày 16-17/5: Mỹ điều tra chống gian lận thuế với thép tấm không gỉ của Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools