vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao EVN lỗ hơn 26.000 tỷ trong khi công ty con lãi năm ngoái?

2023-05-27 11:40

Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022, còn các công ty phát điện, gồm đơn vị thành viên của EVN, vẫn lãi gây nóng nghị trường Quốc hội ngày 25/5.

"Nếu nói rằng EVN lỗ do giá đầu vào tăng cao, gồm nhiên liệu, lãi vay hay bị lỗ tỷ giá thì các công ty con cũng đối diện với khó khăn này. Tại sao công ty mẹ lỗ còn các công ty con lại lãi, đây có phải do năng lực quản lý không?", bà Tạ Thị Yên, Phó trưởng ban công tác đại biểu, nói và đề nghị làm rõ nguyên nhân gây lỗ của EVN.

Về vấn đề này, trong cuộc họp báo ngày 26/5, Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An cho hay Việt Nam đã vận hành thị trường điện cạnh tranh với 3 cấp độ, áp dụng từ tháng 7/2012.

Ông An giải thích, nguyên tắc vận hành thị trường này là EVN mua các nguồn điện có giá thấp đến cao. Tức là nhà máy phát điện nào chào giá thấp trên thị trường được huy động trước, giá cao sẽ huy động cuối cùng. Do đó, các nguồn từ thủy điện, than, khí, dầu, năng lượng tái tạo đều bán hết cho Tập đoàn điện lực Việt Nam.

"EVN hiện là nơi mua duy nhất, đóng vai trò mua hộ, phải mua với chi phí đắt đỏ, trong khi giá bán điện tới khách hàng do Nhà nước điều tiết", ông An nói.

Ông phân tích thêm, nếu EVN không phải người mua duy nhất, khách hàng phải chịu giá điện cao từ đơn vị sản xuất. Đơn cử, nếu vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, theo thiết kế, các nhà máy phát điện được chọn bán cho khách hàng trực tiếp. Như vậy, nếu khách hàng mua điện của nhà máy sản xuất giá cao bằng dầu, khí, họ phải tự trả đúng giá, không ai mua hộ và bán với giá thấp nữa. Đấy là nguyên tắc của thị trường bán lẻ cạnh tranh.

"Còn hiện thị trường vẫn vận hành theo nguyên tắc "single buyer", tức EVN đóng vai trò mua hộ và phải chịu các chi phí cao khi giá mua điện tăng, giá bán ra thấp nên gây lỗ. Đây vừa là cái khó nhưng cũng là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia", Thứ trưởng Công Thương giải thích.

Công nhân điện lực TP HCM sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Thành Nguyễn

Công nhân điện lực TP HCM sửa chữa trên đường dây. Ảnh: Thành Nguyễn

Chưa kể, hiện thủy điện - nguồn điện giá rẻ, bị hạn chế vì các hồ khô hạn, sản lượng phát điện rất thấp. Hệ thống điện đang huy động các nguồn điện có giá thành sản xuất cao hơn (nhiệt điện, khí, điện tái tạo, chạy dầu) để đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

PGS. TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Cao đẳng Điện lực nhận xét các tín hiệu thị trường ở khâu phát điện đã không được phản ánh đầy đủ ở giá điện áp dụng cho các hộ tiêu dùng cuối cùng.

Theo ông Hồi, hiện giá điện đầu vào theo thị trường còn đầu ra là Nhà nước điều tiết. Tức là, chính sách điều tiết về giá, cơ chế điều chỉnh giá đang khiến giá bán lẻ không phản ánh cơ chế thị trường.

Trước đó, hồi tháng 3, công bố giá thành sản xuất điện năm 2022 của Bộ Công Thương cho thấy tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp này gần 493.300 tỷ đồng. Mức này tương đương giá sản xuất hơn 2.032 đồng một kWh, tăng 9,27% so với năm 2021.

Trong khi đó, giá bán lẻ điện bình quân duy trì ở mức hơn 1.864 đồng một kWh từ tháng 3/2019 đến nay, điều này khiến EVN lỗ gần 168 đồng mỗi kWh điện bán ra. Cả năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện, nếu trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ giảm còn 26.236 tỷ đồng.

Khoản lỗ này, theo Bộ Công Thương, chủ yếu do khâu phát điện tăng 21,5% so với 2021, hơn 412.243 tỷ đồng. Năm ngoái giá nhiên liệu cho sản xuất điện, như than, khí đều tăng vọt. Chẳng hạn, than pha trộn tăng hơn 34-46% so với giá cùng loại 2021; còn giá than nhập khẩu tăng 163% so với bình quân 2021.

Anh Minh

Xem thêm: lmth.4430164-iaogn-man-ial-noc-yt-gnoc-ihk-gnort-yt-000-62-noh-ol-nve-oas-iv/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao EVN lỗ hơn 26.000 tỷ trong khi công ty con lãi năm ngoái?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools