vĐồng tin tức tài chính 365

Thủy điện miền Trung đồng loạt 'dè sẻn' nước

2023-05-28 12:20
Mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 đang giảm sâu so với cùng kỳ - Ảnh: LÊ TRUNG

Mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 đang giảm sâu so với cùng kỳ - Ảnh: LÊ TRUNG

Tại "thủ phủ" thủy điện Quảng Nam, hàng chục hồ thủy điện lớn nhỏ đều đối mặt tình trạng kiệt nước.

Nước hồ thủy điện giảm sâu

Nắng nóng kéo dài, lại không có mưa đã khiến mực nước các hồ chứa thủy điện ở Quảng Nam thấp hơn so với trung bình các năm. Nhiều thủy điện mực nước thấp hơn quy trình vận hành liên hồ chứa và thấp hơn rất nhiều so với mực nước đón lũ thấp nhất.

Ông Ngô Xuân Thế - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy điện A Vương - cho biết mực nước hồ ngày 26-5 là 362,65m so với năm trước thấp hơn khoảng 10m.

"Đầu năm mực nước hồ A Vương đầy, tuy nhiên từ ngày 20-3 do trời nắng nóng bất thường nên thủy điện cung cấp điện ở mức cao cho hệ thống điện, vì vậy mực nước hồ giảm so với quy trình vận hành liên hồ chứa" - ông Thế giải thích.

Vừa qua, thủy điện này cũng có nhiều văn bản gửi các đơn vị liên quan báo cáo tình hình. Đồng thời khẳng định không muốn hạ mực nước hồ nhanh nhưng vì điện vẫn còn thiếu gay gắt nên vẫn tiếp tục huy động.

Sau đó tỉnh có văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đã được cân đối, giảm huy động đối với A Vương. Trong một tháng qua, mực nước thủy điện này đã tăng thêm được 2,5m do có mưa to.

Tương tự, thủy điện Sông Tranh 2 từ cuối tháng 3 đến nay cũng phải tăng cường phát điện dẫn đến mực nước hồ hạ nhanh.

Tháng 4-2023, Công ty thủy điện Sông Tranh đã gửi văn bản đến Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đề nghị hỗ trợ vận hành nhà máy theo hướng giảm sản lượng điện phát nhằm dự trữ nguồn nước phục vụ cấp nước an toàn cho hạ du đến hết mùa khô.

Nhờ vậy, tính đến ngày 20-5, cao trình mực nước thượng lưu ở mức 161,51m, tương ứng dung tích nước hữu ích còn trong hồ là hơn 269 triệu m3.

Với lượng nước dự trữ hiện nay tại hồ có khả năng đảm bảo cung cấp nước tưới an toàn cho hạ du đến hết mùa khô năm nay.

Ông Trần Nam Trung - giám đốc Công ty thủy điện Sông Tranh - cho biết hiện tại mực nước thủy điện cơ bản đáp ứng được việc tưới tiêu cho người dân ở hạ du.

Các nhà máy thủy điện vừa phát điện vừa đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt tại địa phương - Ảnh: TR.TR.

Các nhà máy thủy điện vừa phát điện vừa đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt tại địa phương - Ảnh: TR.TR.

Điều tiết nước cho hạ du

Theo ông Trương Xuân Tý - phó giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Nam, vừa qua mực nước tại một số hồ chứa thủy điện lớn trong tỉnh đã hạ xuống mức quá thấp, không bảo đảm mực nước tối thiểu theo quy định nên tỉnh đề nghị các nhà máy thủy điện dừng vận hành xả nước phát điện để tích nước, góp phần chống hạn và xâm nhập mặn cho vùng hạ du trong mùa khô.

Nghiêm trọng như tại hồ thủy điện A Vương có dung tích 343 triệu m3 nước (hiện còn khoảng 124 triệu m3) nhưng hiện nay mực nước hồ đang thấp hơn mực nước quy định tích nước cho mùa cạn và tịnh tiến gần về mực nước chết.

Khác với những thủy điện có quy mô lớn ở phía Bắc, nhiều thủy điện tỉnh Quảng Nam vừa làm nhiệm vụ kép khi vừa phát điện vừa phải điều tiết phục vụ phòng chống hạn hán, cung cấp nước sạch, ngăn xâm nhập mặn.

Đặc biệt là các thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia có dòng chảy đưa nước về sông Hàn.

Khi nguồn nước thô để sản xuất nước sạch cho Đà Nẵng không đảm bảo, các thủy điện này nhận lệnh từ lãnh đạo các tỉnh thành (theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn 1865) để đảm bảo nước cho khu vực.

Lãnh đạo một thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia cho biết "chúng tôi bám sát nguyên tắc '2 trong 1'" xả nước là vừa phát điện trên hệ thống kết hợp xả nước đẩy mặn, cung cấp nước thô để sản xuất nước sạch cho Đà Nẵng.

Không để phí phạm vì những tháng sắp tới mới là thời gian căng thẳng nhất khi được dự báo không có mưa".

Trong vấn đề vận hành, đại diện công ty này cho biết theo quy trình 1865, nếu hạ du thiếu nước sạch thì chủ tịch các tỉnh thành sẽ trực tiếp yêu cầu thủy điện xả nước để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho dân. Lúc đó sẽ đăng ký Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia kết hợp phát điện.

Đơn vị này cho rằng với mực nước hiện tại nếu như chạy hết công suất điện thì chẳng bao lâu sẽ xuống mực nước chết. Do vậy thời điểm hạ du cần ít nước thì không phát điện nhiều, chỉ phát giờ cao điểm.

Khi hạ du cần nước thì phát nhiều hơn, thậm chí là tối đa. Để tiết kiệm nước, hiện nay hơn 30 thủy điện ở Quảng Nam chỉ phát điện ở giờ cao điểm. Chạy máy phát điện vào chiều tối, chế độ chạy máy cũng linh hoạt theo yêu cầu dưới hạ du.

Nước quý như vàng, không được lãng phí

Mới đây ông Lê Trí Thanh - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - đã có chỉ thị về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn vụ hè thu.

Trong đó yêu cầu các nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (theo hệ bậc thang) thống nhất kế hoạch xả nước qua phát điện theo các đợt và thông báo cho địa phương chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để lấy nước với mức cao nhất trong các đợt xả nước, đảm bảo cấp nước cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

Nắng nóng, thủy điện cạn nước… kêu gọi người dân tiết kiệm điệnNắng nóng, thủy điện cạn nước… kêu gọi người dân tiết kiệm điện

Gần 2 tuần qua, những thông tin tiêu cực về thời tiết nắng nóng liên tục được phát đi, khiến dư luận lo ngại liệu sẽ có những đợt cắt điện luân phiên kéo dài?

Xem thêm: mth.58683919082503202-coun-nes-ed-taol-gnod-gnurt-neim-neid-yuht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủy điện miền Trung đồng loạt 'dè sẻn' nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools