Vào ngày 21-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố phương Tây sẽ bắt đầu đào tạo phi công Ukraine lái F-16 và các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác của phương Tây.
Phát biểu trên một chương trình truyền hình, ông Lavrov tuyên bố: "Chắc chắn đây là sự leo thang không thể chấp nhận được. Tôi hy vọng có những người có lý trí ở phương Tây hiểu được điều đó".
Một đoạn phát biểu của ngoại trưởng Nga trong chương trình này được đăng lên Telegram hôm 28-5.
Theo Hãng tin TASS, ông Lavrov cũng cho rằng các nhà phân tích chính trị phương Tây đã thảo luận về cách "chia rẽ" nước Nga.
Ông Lavrov bày tỏ hy vọng "những người có lý trí sẽ từ bỏ sự ủng hộ liều lĩnh" với "chế độ tân phát xít do chính phương Tây tạo ra".
Sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày, các nhà lãnh đạo G7 khẳng định họ sẽ không lùi bước trong việc hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Biden đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 375 triệu USD, bao gồm cả pháo binh và xe bọc thép, cho Ukraine trong ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Ông Biden nói với các nhà lãnh đạo G7 rằng Washington ủng hộ các chương trình đào tạo chung dành cho các phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16.
Hôm 21-5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cho biết các chương trình đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu F-16 của đồng minh cho Ukraine là thông điệp gửi đến Nga.
"Nga đừng nghĩ có thể thành công trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, ngay cả khi chiến sự kéo dài", nhà lãnh đạo Đức nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Kiev chưa nhận được cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 mà nước này mong muốn.
Sau khi thành công trong vai trò trung gian hòa giải cho Iran và Saudi Arabia ở Trung Đông, Trung Quốc tiếp tục bắt tay vào sứ mệnh lớn hơn với một số bước đi đã được cụ thể hóa: tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine.