1. Vị trí Sales Representative là gì?
Sales Representative có nghĩa là người đại diện bán hàng/đại diện kinh doanh của một công ty. Đây là một chức vụ quan trọng thuộc bộ phận kinh doanh, có cấp bậc cao hơn vị trí Salesman (nhân viên bán hàng) và thấp hơn Sales Executive (chuyên viên kinh doanh).
Sales Representative là người đại diện kinh doanh của một công ty – Nguồn: Internet
Sales Representative chịu trách nhiệm đại diện doanh nghiệp tiếp cận, giao tiếp, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng theo chính sách, chiến lược của công ty nhằm đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh cho khu vực mà mình phụ trách. Bên cạnh đó, họ cũng đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, đề xuất các chiến lược kinh doanh,... Khách hàng chính của người đại diện kinh doanh là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Chính phủ chứ không phải khách hàng mua lẻ.
2. Công việc chính của Sales Representative
Công việc của Sales Representative giữ vai trò quan trọng trong chuỗi bán hàng của doanh nghiệp, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
● Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và lên kế hoạch kinh doanh.
● Đề xuất và theo sát các chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh số đã đề ra.
● Lên ý tưởng về các chương trình khuyến mãi, hậu mãi, triển khai các kế hoạch đã được cấp trên xét duyệt.
● Đại diện doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng đối tác.
● Tổ chức và tham gia các buổi hội thảo, giao lưu khách hàng.
Người đại diện kinh doanh chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm đến các đối tác – Nguồn: Internet
3. Những vị trí công việc liên quan đến Sales Representative
3.1 Salesman – Nhân viên kinh doanh
Salesman là cấp dưới quyền quản lý của Sales Representative. Đây là đội ngũ chịu trách nhiệm bán hàng trực tiếp cho khách hàng, giúp các Sales Representative hoàn thành các chỉ tiêu KPI đã đề ra. Có thể hiểu, Sales Representative giống như thủ lĩnh dẫn dắt các Salesman "chinh chiến" thương trường.
Nhiệm vụ của Salesman là bán hàng, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng – Nguồn: Internet
3.2 Sale Executive – Điều hành kinh doanh
Sale Executive là cấp trên trực tiếp quản lý các Sale Representative. Họ có trách nhiệm chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, đưa KPI cho các Sale Representative thực hiện. Đồng thời, họ cũng tiếp nhận báo cáo doanh thu, đánh giá hiệu quả và xem xét, phê duyệt các đề xuất chiến lược do các Sale Representative trình lên.
Sale Executive có trách nhiệm điều phối công việc cho các Sales Representative – Nguồn: Internet
3.3 Sale Director – Giám đốc kinh doanh
Sale Director là vị trí cao nhất trong bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các nhân sự và hoạt động liên quan đến bán hàng của công ty. Nói cách khác, Sale Director là sếp cấp cao của các Sales Representative. Nhiệm vụ chính của vị trí này là tiếp nhận báo cáo, ý kiến phản hồi từ các phòng ban kinh doanh, sau đó xem xét, xử lý và đưa ra quyết định cuối cùng.
Chủ yếu các nhiệm vụ của Sale Representative đều xuất phát từ Sale Director qua sự phân phối của Sale Executive. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Sale Representative chủ yếu làm việc với 2 vị trí cấp cao này.
Giám đốc kinh doanh là "đầu não" của bộ phận bán hàng trong công ty – Nguồn: Internet
4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí Sales Representative
4.1 Yêu cầu về kinh nghiệm
Các nhà tuyển dụng không đặt nặng yêu cầu về kinh nghiệm cho vị trí Sale Representative, tuy nhiên, nếu ứng viên có kinh nghiệm ít nhất từ 1 – 2 năm ở vị trí này hoặc tương đương là một lợi thế lớn. Đặc biệt là các ứng viên có thành tích doanh thu tốt trong quá trình làm việc trước đó, vì đây sẽ là các nhân tố Sales tiềm năng của công ty.
4.2 Yêu cầu về ngoại hình
Vì là người đại diện cho doanh nghiệp trước các khách hàng và đối tác kinh doanh nên các Sales Representative cần có gương mặt ưa nhìn, ngoại hình sáng, trang phục chỉn chu,... Bên cạnh ngoại hình, người đại diện bán hàng cũng cần có thái độ tự tin, tác phong làm việc chuyên nghiệp.
4.3 Yêu cầu về kỹ năng
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, nhân viên Sale Representative cần trang bị cho mình một số kỹ năng cần thiết cho công việc như:
● Kỹ năng giao tiếp.
● Kỹ năng đàm phán, thương lượng.
● Kỹ năng giải quyết vấn đề.
● Kỹ năng làm việc nhóm.
● Kỹ năng tin học văn phòng.
● Kỹ năng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh).
Nhân viên đại diện kinh doanh cần có nhiều kỹ năng để hoàn thành công việc – Nguồn: Internet
5. Mức lương trung bình của Sales Representative bao nhiêu?
Mức lương của Sales Representative sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, hiệu suất công việc, quy mô công ty, doanh số mang về cho công ty,... Do đó, thu nhập của mỗi nhân viên Sale Representative sẽ khác nhau, trung bình dao động từ 10.000.000 - 50.000.000 triệu đồng/tháng.
Mức lương Sale Representative phụ thuộc vào năng lực, hiệu suất, doanh số,... – Nguồn: Internet
6. Tìm việc làm Sales Representative ở đâu uy tín?
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Sale Representative của các doanh nghiệp đang rất cao với nhiều quyền lợi và đãi ngộ hấp dẫn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm Sales Representative thì hãy tham khảo ngay CareerBuilder để tìm ra những cơ hội tuyển dụng với mức thu nhập tốt nhất.
Trên đây là giải đáp cho những thắc mắc về vị trí Sales Representative. Cảm ơn bạn đã xem và hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của CareerBuilder nhé!
Bạn đã bao giờ thấy mọi người xung quanh thở dài và nhìn nhau khi bạn phát biểu? Bạn có đang trở thành kẻ độc chiếm cuộc họp thay vì trở thành ngôi sao không? Thử kiểm tra cách khắc phục nhé.