Như Tuổi Trẻ thông tin, nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM không chỉ kỳ vọng đưa thành phố bật lên về kinh tế mà còn hướng tới một cuộc sống xanh hơn, chất lượng hơn, tiệm cận và ngang bằng với những thành phố lớn của thế giới.
Theo kế hoạch, việc làm giao thông không khói có thể sẽ bắt đầu từ Cần Giờ.
Cách trung tâm khoảng 50km, Cần Giờ được xem là "lá phổi xanh" của thành phố do có rừng phòng hộ, hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Ủng hộ cách làm tiên phong này, bạn đọc William Trương viết: "Một ý tưởng tuyệt vời khi nền tảng đã có. Tôi nghĩ TP.HCM sẽ trở thành một biểu tượng của thế giới nếu trở thành một đô thị xanh, giao thông xanh, môi trường trong lành, phát triển bền vững".
Cần có cơ chế hỗ trợ để đẩy nhanh giao thông không khói. Thật sự với mật độ dân cư hiện tại, chỉ có giao thông xanh mới cứu vãn được tình hình ô nhiễm khói bụi và tiếng ồn.
Theo đó, nghị quyết định hướng phát triển Cần Giờ đến năm 2030, với mục tiêu đưa khu vực này trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.
Hướng tới quốc gia toàn taxi, xe buýt điện
Xe buýt điện của tư nhân Việt Nam nhận tài trợ ưu đãi 135 triệu USD
Xe buýt 109 hoạt động lại tuyến Tân Sơn Nhất; Không hủy quy hoạch nhà máy điện hạt nhân?
Sở Giao thông vận tải TP.HCM: Phát triển xe buýt điện là xu thế tất yếu
Nghiên cứu sử dụng xe buýt điện cho tuyến BRT số 1 TP.HCM
Để gìn giữ "lá phổi xanh", rất cần xây dựng một hệ thống giao thông xanh theo hướng hiện đại.
"Quá hay! Chỉ cần hạn chế xe chạy xăng, khuyến khích chuyển qua xe điện cho ai đi quãng đường xa, còn gần đi bằng xe đạp. Tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch" - bạn đọc Nghĩa viết.
Không thể đi ngược lại xu hướng của thế giới, bạn đọc Minh nêu ý kiến: "Ủng hộ một thành phố xanh không khói bụi. Thế giới đối mặt với biến đổi khí hậu nên có một thành phố xanh, làm giao thông không khói phải được quan tâm. Các nước trên thế giới họ cũng thay đổi hết rồi, không lý do gì TP.HCM không làm".
Trong khi đó, theo bạn đọc Tâm Nguyên: "Đô thị xanh thì cần phủ cây xanh, như Singapore. Mong là lãnh đạo thành phố ra luật trồng và bảo vệ cây xanh như các nước phát triển đã làm".
Cụ thể hơn, bạn đọc Teosg đề nghị: "Cái "nhanh chân" nhất bây giờ là làm cho nhanh nhất có thể cầu Bình Khánh rồi mới tính gì thì tính"!
Góp thêm một góc nhìn, bạn đọc nick name MiMi viết: "Đô thị cần phủ lá phổi xanh. Xe điện thì tốt nhưng chưa phải là giải pháp hay bởi vì giá thành còn cao. Thời tiết TP.HCM phần lớn là nắng nóng liệu có an toàn?".
Theo bạn đọc này: "Chỉ có xe công cộng là có khả thi, nhưng liệu giá cả có hợp lý để sử dụng và ngân sách có chịu nổi khi còn nhiều công trình khác phải làm và cần vốn".
Bổ sung, bạn đọc Mai Toan hiến kế: "Tôi có suy nghĩ: Hãy vẽ 2 vạch liền để xe buýt điện được lập trình đi trong đó. Đi trên đường, ra vào trạm. Không cần tài xế, lên xuống xe quẹt thẻ. Mọi phương tiện phía trước phải nhường đường cho xe buýt 0 người lái này. Theo tôi, làm được điều này không khó".
TTO - Theo kế hoạch, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ đưa vào vận hành vào quý 4-2021. Theo đó, các cơ quan chúc năng triển khai nhiều loại hình phương tiện kết nối với tuyến metro này.