vĐồng tin tức tài chính 365

Đại biểu: Cơ chế đặc thù cho TP HCM 'chưa vượt trội'

2023-05-30 18:58

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM, sau khi Nghị quyết 54 hết hiệu lực từ cuối 2022.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói TP HCM "đang trong chiếc áo quá chật, cần nới ra ngay để thành phố phát triển". Vì thế, các chính sách thiết kế tại dự thảo Nghị quyết đưa ra là giúp TP HCM có thêm nguồn lực, tự chủ, phân cấp phân quyền và giúp thành phố phát triển mạnh mẽ, xứng tầm.

Đồng tình cần có cơ chế mới cho "đầu tàu kinh tế cả nước" phát triển, song ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nhận xét 27 chính sách mới cho thành phố lần này "thật ra cũng chưa thấy vượt trội". Chẳng hạn, chính sách khuyến khích về lắp điện mặt trời mái nhà tại 1.572 tòa nhà, 167 MW với vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng.

Chính sách về điện tái tạo này, theo ông Nguyễn Thanh Phương, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, chưa rõ thành phố sẽ được lợi gì, ngân sách Nhà nước tiết kiệm bao nhiêu khi thực hiện, nên cần tính toán thêm.

Tương tự, về thu hút nhà đầu tư, theo ông Phương, cũng chưa rõ những hỗ trợ từ phía thành phố cho họ, trong khi quy định đưa ra thấy trách nhiệm của nhà đầu tư nhiều hơn. Ông cho rằng chính sách đưa ra cần rõ, vượt trội hơn để "nhà đầu tư không thấy mơ hồ", từ đó thu hút nguồn lực tư nhân, phát triển thành phố.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường. Ảnh: Hoàng Phong

Ông Nguyễn Thanh Phương, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường. Ảnh: Hoàng Phong

Băn khoăn về cơ chế thí điểm trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, bà Trần Thị Hoa Ry, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, góp ý cần định hình được các nội dung đặc thù cụ thể là gì, tránh tình trạng loay hoay cả năm thành phố không quyết định được, lại hỏi trung ương xin ý kiến.

Tuy vậy, nhiều chính sách thiết kế tại dự thảo, theo các đại biểu sẽ giúp TP HCM có thêm nguồn lực, như thí điểm thanh toán cho các dự án BT bằng tiền. Theo ông Hoàng Văn Cường, các dự án trước đây, BT thanh toán bằng đất, không ngang giá, dẫn đến chuyện vật đổi vật và là nguyên nhân của tiêu cực.

"Dự án BT trả bằng tiền sẽ là cơ chế hoàn toàn đúng với điều kiện phát triển hiện nay, nếu làm tốt, ta sẽ tiến dần đến cơ chế đặt hàng của Chính phủ cho các nhà đầu tư, thu hút họ vào các công trình công, dự án công", ông Cường nêu.

Lấy ví dụ tại Hàn Quốc, ông nói Tập đoàn Hyundai trở nên hùng mạnh như vậy chính là nhờ cơ chế BT bằng tiền của Chính phủ và thời kỳ kinh tế Hàn Quốc đang khủng hoảng.

"Đây sẽ là cơ chế rất tốt giúp ta triển khai đầu tư công nhanh hơn, không khó khăn như hiện nay", ông nói, kiến nghị cơ chế này không chỉ dừng lại ở TP HCM mà có thể áp dụng trên cả nước.

Nêu quan điểm sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận nhiều chính sách cho TP HCM được đưa ra nhưng chưa trọng tâm, chưa đủ mạnh và đột phá.

Ông cũng dẫn ý kiến một số đại biểu cho rằng nếu cần nguồn lực, tại sao không tập trung ngay cho TPHCM vay ODA khoảng 20 tỷ USD làm các công trình lớn trọng điểm, có quản lý, giám sát. Bởi việc đó sẽ mang lại thay đổi, hiệu quả, tác động ngay và thành phố có khả năng trả nợ. Cho rằng đây là ý kiến đáng suy nghĩ, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói sẽ tiếp thu, cùng TP HCM nghiên cứu để đưa ra chính sách đủ mạnh, thuyết phục hơn.

Dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận tại nghị trường nội dung này ngày 8/6 tới và quyết nghị vào cuối kỳ họp.

Anh Minh - Sơn Hà

Xem thêm: lmth.4351164-iort-touv-auhc-mch-pt-ohc-uht-cad-ehc-oc-ueib-iad/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đại biểu: Cơ chế đặc thù cho TP HCM 'chưa vượt trội'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools